Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012


01/Một người bị tai nạn. Một thân xác bị gông cùm. Một con người bị đau khổ vì tình duyên lận đận. Một cảnh nhà bị khánh tận trong làm ăn v.v...nhìn chung là bất hạnh trong cuộc sống đời thường, khiến cho thân xác họ đau đớn, tâm hồn họ bị dày xéo. Tất cả thân và tâm của con người ấy nhà Phật gọi là do NGHIỆP của họ. Nghiệp của họ là hậu quả của kiếp trước của họ, hoặc có thể là hiện kiếp họ đã tạo ra quả ác.
Tuy nhiên, nhìn kỹ vào nguồn gốc khổ đau chúng ta không thể chỉ nói do "nghiệp báo" mà phải nhìn ở khía cạnh nhân bản hơn. Hệ quả riêng lẻ ở mỗi á thể khổ đau ấy nếu phân tích từng hoàn cảnh ta mới thấy hầu hết là do chính loài người tạo ra cho loài người.
Trong đó phải kể đến kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Người giàu bóc lột người nghèo. Người có quyền lực thâm độc với kẻ yếu thế. Kẻ đầy quyền lực trấn lột toàn bộ những của cải mà thiên nhiên để cho con người cùng sống. Lòng tham và sự độc ác của con người có phải là nghiệp của nạn nhân hay sao?
Nhà nước có trách nhiệm tổ chức xây dựng phát triển đất nước để con dân có đời sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi chủ hộ phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình là con cái để có cuộc sống không phải nghèo đói. Các tổ chức xã hội không chỉ giáo dục đạo đức loài người mà còn phải tạo điều kiện gắn kết tương thân tương ái giữa chúng sinh với nhau.
Mạnh ai nấy sống là thãm họa của loài người. Trong cộng đồng mạnh được yếu thua không khác nào cảnh tượng động vật hoang dã châu Phi luôn là nỗi ám ảnh lớn trong tôi giữa thế kỷ gọi là 21 này.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Đề án "Lột xác giáo dục Việt Nam"



Lời nói đầu
Đề án về cải cách nền giáo dục Việt Nam của nhóm nghiên cứu bắt nguồn từ ý định xem xét một cách tương đối toàn diện tính hợp lý của chiến lược thị trường hóa nền giáo dục Việt Nam, hay được gọi theo ngôn ngữ chính thống là “xã hội hóa”, với chủ trương tăng học phí nhằm “lấy thu bù chi” với lý do đây là biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế, chúng tôi cũng muốn xem xét lý do tại sao nền giáo dục Việt Nam xuống cấp, có phải là vì thiếu ngân sách không. Chúng tôi cũng muốn xem xét về mặt lý thuyết trách nhiệm của nhà nước đối với giáo dục cũng như cách hành xử trên thế giới đối với gíáo dục như thế nào, đặc biệt là giáo dục cưỡng bách, vì thực tế ngay cả ở cấp giáo dục cưỡng bách, nhà nước đã cho phép thu rất nhiều khoản đóng góp, nhưng không gọi là học phí. Điều này cần xem xét vì giáo dục bậc tiểu học đã được ghi trong Hiến Pháp Việt Nam “là bắt buộc, không phải trả học phí”, và Luật Giáo dục Việt Nam cũng ghi rõ là cần phổ cập giáo dục cho đến cấp trung học cơ sở. Phổ cập theo ngôn ngữ thông thường trong giáo dục trên thế giới có nghĩa là cưỡng bách, và do đó miễn phí.
Rất tiếc là hiện nay hệ thống tài chính về giáo dục không tập trung, thiếu chuẩn mực báo cáo và do đó thiếu minh bạch, khó lòng kiểm tra. Ngay cả những số liệu rất cần cho phân tích như lương giáo viên, và các khoản chi tiêu thường xuyên khác cũng thiếu vắng. Chính điều này đã cho phép những người chủ trương tăng học phí dễ đánh đồng tình trạng xuống cấp của nền giáo dục với học phí “thấp” thay vì đưa ra những cải tổ cần thiết để chấn chỉnh hệ thống tài chính giáo dục. Để làm nghiên cứu, chúng tôi đã phải có gắng tìm hiểu vấn đề bằng cả điều tra thực địa, sử dụng những số liệu có sẵn trong một vài trường hợp hiếm có, lẫn tính toán gián tiếp.
Tình hình xuống cấp giáo dục đã khiến nhiều nhà giáo, trí thức trong cũng như ngoài nước đã phải lên tiếng trên các phương tiện truyền thông, và đôi khi trở thành những người phản biện xã hội bất đắc dĩ chỉ vì sự quan tâm và lo lắng của họ đối với nền giáo dục nước nhà.
Về phần mình, những người tham gia đề án này đã cùng nhau thực hiện một số nghiên cứu, thảo luận qua lại trong một thời gian tương đối dài, trước đây cũng như trong 6 tháng vừa qua, nhằm đưa ra một số dữ kiện được kiểm chứng về các khía cạnh kinh tế - xã hội trong giáo dục, cũng như vài kinh nghiệm của nước ngoài, để góp phần đánh giá tình trạng giáo dục hiện nay, phục vụ mục tiêu chấn hưng nền giáo dục và khoa học Việt Nam.
Nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích một số khía cạnh của giáo dục bởi vì chúng gần gũi với chuyên môn của những người trong nhóm và cũng vì nhận thấy chúng có ảnh hưởng lớn tới chiến lược phát triển chung nền giáo dục Việt Nam.
Trong tinh thần đó, tuy biết rằng không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết ( một phần do thông tin còn manh mún ), các tác giả vẫn mạnh dạn công bố các kết quả khảo sát của mình, và mong nhận được chỉ giáo từ những người quan tâm.
1.Đề án bao gồm nhiều khía cạnh : (1) nghiên cứu thực địa qua điều tra xã hội học; phần này được Trần Hữu Quang thực hiện trong 5 tỉnh miền Nam cuối năm 2007; (2) phân tích số liệu của Việt Nam do Vũ Quang Việt thực hiện; (3) nghiên cứu kinh nghiệm từ nước ngoài về nhiều khía cạnh khác nhau : vai trò của giáo dục dạy nghề ( Hồng Lê Thọ ), mục đích của công tác nghiên cứu ( Hồ Tú Bảo ), đào tạo tiến sĩ ( Trần Văn Thọ ), hệ thống đại học ở châu Âu ( Hà Dương Tường ), phân tích Tài liệu đánh giá đề án cải cách đại học Việt Nam của Ngân hàng Thế giới ( Võ Tòng Xuân ). Vũ Quang Việt là người chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động trong nhóm nghiên cứu.
2.Những bài viết nói trên đã, hay sẽ được công bố trên một phương tiện truyền thông đại chúng. Những kết luận được tổng kết ở dưới đây là cố gắng mang tính đồng thuận của nhóm làm đề án, dựa vào thông tin mà những người thực hiện có được.
3.Bài “tổng kết” này được chia thành từng điểm nhỏ, có đề mục như sau :
A. Mục tiêu của giáo dục và trách nhiệm xã hội.
Đưa ra những luận cứ về tính công ích của giáo dục và những hệ luận của nó, với kết luận chính là giáo dục ở cấp tiểu học phải hoàn toàn được miễn phí như Hiến Pháp Việt Nam đã quy định, tiến dần tới việc miễn phí hoàn toàn cấp trung học cơ sở.
B. Giáo dục và vấn đề ngân sách nhà nước.
Phần này đưa ra những số liệu chứng minh khả năng của ngân sách nhà nước hiện nay, nếu được sử dụng hiệu quả và quản lý minh bạch, có thể trả lương đủ sống cho giáo chức, từ phổ thông đến đại học.
C. Giáo dục phổ cập và phân nhánh sau đó.
Nêu lên những khác biệt của các cấp giáo dục và nhấn mạnh nhu cầu mở rộng hệ thống dạy nghề.
D. Kế hoạch cho hệ thống giáo dục.
Đưa ra vài đề nghị về việc đặt kế hoạch phát triển giáo dục dựa trên những dự báo về dân số và phát triển kinh tế quốc dân.
E. Giáo dục đại học.
Từ mục tiêu của giáo dục đại học đến tổ chức và cơ chế các trường đại học.
F. Vài lời kết luận.
A. Mục tiêu của giáo dục và trách nhiệm xã hội
A1. Mục tiêu của giáo dục
4. Mục đích của giáo dục phổ cập miễn phí là nhằm tạo bình đẳng về cơ hội cho mọi trẻ em trong xã hội không phân biệt giàu nghèo. Khi Hiến pháp nói công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, thì điều này không phải chỉ vì lợi ích của cá nhân và gia đình, mà còn vì và trước hết vì lợi ích của cả quốc gia. Lợi ích của đầu tư giáo dục không chỉ mang tính chất nội tác, tức có lợi cho chính người đi học, mà còn mang tính chất ngoại tác, tức đem lại nhiều lợi ích khác cho cả xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng về lợi ích giáo dục đã chứng minh rằng lợi ích ngoại tác của giáo dục còn cao hơn lợi ích nội tác rất nhiều. Tình trạng bỏ học hay thất học không chỉ gây ra thiệt thòi cho trẻ em và gia đình, mà chắc chắn còn để lại những hậu quả khó lường sau này cho tương lai quốc gia. Một đứa trẻ thông minh sáng trí mà không được đi học thì không chỉ thiệt hại cho đứa bé, mà còn thiệt thòi nhiều hơn cho sức mạnh của một đất nước. Giáo dục là một thứ lợi ích công, sản phẩm của nó như một thứ tài sản công.
5. Cần miễn hoàn toàn học phí và các khoản thu trong trường công cấp tiểu học và tiến dần đến miễn hoàn toàn ở cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học khi điều kiện kinh tế cho phép. Việc miễn này thực chất chỉ là việc xác lập lại trách nhiệm đã được ghi trong Hiến Pháp của nhà nước đối với nền giáo dục quốc gia, chứ không hề là một yêu sách xuất phát từ “tâm lý ỷ lại của thời bao cấp” như có ý kiến đã nêu. Có như vậy mới bảo đảm được nguyên tắc công bằng xã hội trong nền giáo dục quốc gia, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em được hưởng dụng nền giáo dục phổ cập và tối ưu hóa lợi ích của giáo dục cho xã hội.
6. Công bằng xã hội đòi hỏi nhà nước phải phân phối trợ cấp tài chính giáo dục một cách công bình, tức là bảo đảm chất lượng đồng đều ở các vùng của đất nước ở mức có thể. Vì thế, việc đóng học phí phải tách biệt khỏi việc phân phối tài trợ từ ngân sách. Học phí được nộp vào ngân sách, nhưng tài trợ bình quân cho mỗi học sinh phải dựa vào các yếu tố nhằm bảo đảm chất lượng; đây chính là lý do giải thích vì sao ở các vùng nghèo, khó khăn, giáo chức có thể có lương cao hơn ở thành phố và học sinh có thể được cung cấp sách vở, và có thể kể cả ăn ở miễn phí. Nói chung, trường học ở những vùng đặc biệt có thể được cấp tài chính bình quân cho mỗi học sinh cao hơn các trường ở những nơi khác.
7. Không ai ngăn cản việc có một kênh giáo dục ưu tú cho những học sinh ưu tú, trong đó nhà nước có thể chi phí lớn hơn cho các phương tiện học tập và lương bổng của giáo chức. Nhưng đây phải là những trường miễn phí, mọi người phải có quyền có cơ hội giống nhau dự tuyển vào những trường thuộc kênh giáo dục ưu tú, qua các kỳ thi tuyển chọn học sinh ưu tú. Không thể gọi là công bằng khi có dạng trường công, đặc biệt ở cấp phổ cập, thu học phí cao ( chẳng hạn như mô hình “trường công lập tự chủ tài chính” ), qua đó ngăn cản không cho phép học sinh nghèo tham dự. Thực chất đây là trường tư của người giàu được chính phủ đặc cấp tài trợ và như thế là bất công đối với người học ở các trường khác.
A2. Gánh nặng chi phí giáo dục và yêu cầu của một nền giáo dục phổ cập cho mọi người
8. Trước hết, phải nhấn mạnh lại rằng khi nói tới chuyện chi phí của các hộ gia đình cho việc học hành của con cái ở Việt Nam hiện nay, thì cần hiểu ngay đây không phải chỉ có học phí, mà còn bao gồm rất nhiều khoản thu khác mà phụ huynh phải chi trả trong nhà trường ( tiền đóng góp xây dựng trường, tiền học tăng tiết…) cũng như ngoài nhà trường ( tiền dụng cụ học tập, sách giáo khoa, tiền học thêm...).
9. Theo kết quả điều tra và tính toán sau đó của Trần Hữu Quang, phần chi của người dân cho giáo dục vào năm 2006 chiếm 41% trong tổng chi phí xã hội cho giáo dục, cao hơn nhiều so với những con số mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra. Nhiều số liệu của các công trình nghiên cứu khác cũng từng đưa ra những mức tương tự, và cho rằng Việt Nam là một trong những nước huy động nguồn thu từ người dân vào giáo dục thuộc loại cao nhất ở Đông Á và Đông Nam Á. Có tới 56 % phụ huynh trong mẫu điều tra cho biết các khoản chi cho việc học hành của con em mình hiện nay là “nặng”, trong đó 38 % cho là “tương đối nặng”, và 18 % phụ huynh cho là “quá nặng”.
10. Giáo dục cơ sở là nhằm tạo bình đẳng về cơ hội cho mọi trẻ em, nhưng hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay ngày càng giảm cơ hội học tập cho trẻ em gia đình nghèo. Nhóm gia đình có mức chi tiêu khá giả nhất (nhóm 5 trong cách phân loại ngũ phân) chi cho giáo dục nhiều gấp gần 11 lần so với nhóm nghèo nhất (nhóm 1). Kết quả khảo sát xác nhận một tình trạng đáng báo động sau đây: hộ gia đình càng nghèo thì tỷ lệ của mức chi cho giáo dục tính trên tổng chi tiêu cho đời sống càng cao, mặc dù số tiền chi cho giáo dục của những hộ này thấp hơn nhiều so với mức chi của các hộ khá giả. Điều này có nghĩa là đối với những hộ càng nghèo, thì việc chi cho giáo dục của con em càng là gánh nặng đối với ngân sách gia đình. Nhiều gia đình vì nghèo nên dễ có khả năng cho con em nghỉ học sớm, nếu con em học kém thì khả năng này lại càng dễ xảy ra. Nhưng đồng thời, dù các hộ nghèo này có muốn cho con học lên nữa thì phần đông cũng không có đủ khả năng cho con học tiếp lên lớp cao hơn, nhất là từ cấp trung học cơ sở lên cấp trung học phổ thông. Còn con em gia đình khá giả hơn thì lại có nhiều cơ hội học lên bậc trung học phổ thông đông hơn so với con em các gia đình khó khăn.
11. Bất bình đẳng về mức độ thụ hưởng dịch vụ giáo dục ngày càng tăng. Rõ rệt là, mức đầu tư của ngân sách nhà nước vào giáo dục tính cho mỗi học sinh tương đối ít ở các lớp thấp ( cấp tiểu học và trung học cơ sở ), và tương đối nhiều hơn ở các lớp cao hơn ( cấp trung học phổ thông ). Như vậy, tình hình này có nghĩa là các gia đình khá giả vô hình trung lại được thụ hưởng dịch vụ giáo dục ở cấp trung học phổ thông nhiều hơn so với con em gia đình lao động nghèo. Nền giáo dục, trong trường hợp này, thay vì là một nhân tố thúc đẩy sự công bằng và sự bình đẳng như mọi người kỳ vọng, thì lại biến thành một nhân tố góp phần vào quá trình tái sản xuất một cấu trúc xã hội phân hóa và bất bình đẳng.
12. Chế độ thu học phí và đủ mọi khoản thu ở nhà trường công lập phổ thông hiện nay đã trực tiếp tạo ra tình trạng bất bình đẳng này, không chỉ ở cấp trung học phổ thông mà kể cả từ cấp tiểu học. Cách thức thu phí như hiện nay, cộng với quan điểm “thu đủ bù chi” hay quan điểm “thu học phí theo khả năng thu nhập”, thực chất đều là những biểu hiện của một chính sách dựa trên lôgic kinh tế tư nhân hóa hoàn toàn. Nếu quan niệm rằng chủ trương “xã hội hóa” không phải là mở rộng sự tham gia của xã hội vào quá trình thảo luận và thực hiện các quyết sách trong lĩnh vực giáo dục, mà chỉ coi nó chủ yếu là sự thu hút đóng góp tài chính của người dân vào giáo dục, thì đây là một cách hiểu hoàn toàn lệch lạc và tai hại. Việc tìm cách gia tăng nguồn chi tiêu của người dân ( vốn đã hết sức cao ) vào nền giáo dục công thực chất là “một hình thức tư nhân hóa được che đậy”. Đây chính là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về cơ hội cũng như về điều kiện học tập, không chỉ thiệt thòi cho những gia đình khó khăn, mà còn tổn hại đến lợi ích lớn hơn của quốc gia vì sẽ làm lãng phí những nguồn lực trí tuệ có thể có nơi con em gia đình ở vùng sâu vùng xa và gia đình nghèo.
13. Chúng tôi kiến nghị nhà nước miễn phí hoàn toàn giáo dục ở cấp tiểu học và tiến dần đến miễn phí hoàn toàn cấp trung học cơ sở theo đúng như Hiến pháp đã qui định. ( Điều này cũng đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc nhở ). Không phải chỉ miễn học phí, mà miễn tất cả mọi khoản đang thu ở các nhà trường hiện nay. Và cũng cần miễn phí như vậy đối với cả các trường trung học phổ thông công lập.
B. Giáo dục và vấn đề ngân sách nhà nước
B1. Chi phí cho giáo dục ở Việt Nam rất cao nhưng thiếu hiệu quả
14. Theo tính toán của dự án, tổng chi phí cho giáo dục ở Việt Nam so với GDP không những thuộc loại cao nhất thế giới mà còn đạt giải quán quân trong những nước cao nhất. Năm 2006 tổng chi cho giáo dục lên tới 8,4% GDP, năm 2007 lên tới 9,2% GDP khi ngân sách nhà nước tăng thêm gần 1% nữa. Trong tổng chi phí, phần chi ngân sách nhà nước cho giáo dục cũng tăng từ 4,2% năm 2000 lên 5,6% GDP năm 2006, chứng tỏ nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến giáo dục, nhưng đồng thời cũng chứng tỏ sự lãng phí và thiếu hiệu quả của việc chi phí trên, tuy nhiên rất đáng buồn là đề án nghiên cứu không thể tìm ra nguồn gốc của chúng vì sự thiếu minh bạch trong số liệu tài chính hiện nay.
15. Có nhiều lý do đưa đến sự chi tiêu thiếu hiệu quả trên, nhưng lý do cơ bản nhất là tính phi thống nhất, thiếu minh bạch của ngân sách giáo dục, trong khi trách nhiệm toàn diện về giáo dục lại được giao cho Bộ Giáo Dục và Đào Tạo . Bộ trở thành nơi tích cực bảo vệ cho chủ trương tăng học phí nhưng lại không nắm rõ tình hình tài chính, và thậm chí không công khai hóa cho đến khi bị áp lực của dư luận, do đó Bộ không có ảnh hưởng đáng kể đến việc này. Thu và chi ngân sách mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo công bố trong tập Giáo dục Việt Nam – Đầu tư và cơ cấu tài chính ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 10-2007 ) chỉ là ước tính thống kê, chứ không phải là kết toán tài chính. Điểm rõ nhất về tính thống kê không rõ nguồn gốc là 14,4% ngân sách chi cho “đào tạo khác”, cao gần gấp đôi chi cho giáo dục đại học và cao hơn chi cho giáo dục trung học phổ thông, không được giải thích rõ là gì và ai sử dụng. Ngân sách mà Bộ nói là điều động được chỉ có 5%. Ngân sách ở các cấp giáo dục dựa một phần không nhỏ vào việc thu học phí, kể cả các hình thức học phí trá hình vượt phép, hoặc như ở đại học thì tăng số sinh viên chuyên tu, tại chức, liên kết từ xa ( số sinh viên này lên tới 50% tổng số sinh viên ). Phân tích cho thấy, thu học phí ở hai Đại học Quốc gia lên tới 40 - 50% tổng ngân sách kể cả chi đầu tư. Nói chung, cho đến nay chúng tôi chưa tìm được một bản báo cáo tài chính của một trường sở nào theo đúng nguyên tắc kế toán doanh nghiệp được công bố, kể cả bản kiểm toán Đại Học Quốc Gia TPHCM của Bộ Tài chính.
16. Mong rằng chính phủ, trong đó quan trọng nhất là Thủ tướng, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Tài chính , sử dụng những nhận xét trong bài này để điều tra kỹ hơn về tình hình thu chi thực tế nhằm tìm ra giải pháp tốt đẹp cho giáo dục. Nếu chính phủ không sẵn sàng thu thập thêm thông tin thì khả năng rất lớn là “đổi mới” sẽ tiếp tục là “đổi lùi” như đã xảy ra trong giáo dục từ 1993 đến nay. Làm cải cách mà không dựa vào số liệu đầy đủ và đáng tin cậy như hiện nay chẳng khác gì làm trước khi nghĩ.
17. Một đề nghị quan trọng là chính phủ cần thống nhất quản lý ngân sách cho giáo dục và đòi hỏi mọi trường, mọi đơn vị giáo dục có thu chi thực hiện nguyên tắc kết toán tài chính doanh nghiệp và báo cáo cho Bộ Tài chính và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hàng quí và hàng năm.
B2. Hoàn toàn có thể trả cho giáo viên phổ thông đủ sống theo đúng nguyện vọng của họ
18. Theo điều tra về nền giáo dục phổ thông ở 5 tỉnh miền Nam, nguyện vọng của giáo chức là được trả lương ít nhất là 3,22 triệu/tháng ( ở Vĩnh Long ) và 5,2 triệu/tháng ( ở TPHCM ). Nguyện vọng lương này cao hơn thu nhập bình quân nhận được từ nhà trường hiện nay ( kể cả dạy thêm tại trường ) từ 70% đến 100%. Đây là mức lương mà giáo chức coi như đủ sống, không cần phải dạy thêm. Bài toán ở đây là thử tìm hiểu xem ngân sách nhà nước sẽ như thế nào với lương ở mức kỳ vọng này.
Bảng 1. Lương bình quân tháng và lương kỳ vọng của giáo viên
ĐVT : triệu đồng / tháng
*Trà VinhVĩnh LongAn GiangDak LakTPHCM
Tổng thu nhập từ nhà trường bình quân một giáo viên1,961,861,802,192,48
Mức lương kỳ vọng bình quân một giáo viên3,323,223,333,995,20
Nguồn : Bảng 105, trang 116, Trần Hữu Quang, Điều tra tháng 12 năm 2007.
19. Bài toán dựa vào mức lương chung là 3,5 triệu đồng một tháng cho giáo viên ở tất cả các cấp, ở mọi tỉnh trừ ở hai thành phố đắt đỏ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội lương tháng sẽ là 5,2 triệu. Số giáo viên trường công hiện nay là 745.394, trong đó 7,4% là ở hai thành phố lớn trên ( coi bảng 1 và 2 ).
Bảng 2. Số giáo viên và học sinh phổ thông và tỷ lệ năm 2006
*Số giáo viênTỷ lệ giáo viênGiáo viên Hà Nội, TPHCMTỷ lệ giáo viên Hà Nội, TPHCMSố học sinhTỷ lệ học sinhTỷ lệ học sinh/giáo viên
Tiểu học34254046%224216.5%699175346%20.4
Trung học cơ sở30692141%227217.4%606553240%19.8
Trung học phổ thông9593313%1024810.7%213404214%22.2
Tổng745394100%55389.687.4%15191327100%20.4
Nguồn : Số giáo viên trường phổ thông công lập và chi phí ngân sách cho cấp phổ thông năm 2006 là từ Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2007 )
20. Việc tính toán đòi hỏi thêm một thông số quan trọng khác là tỷ lệ chi lương so với tổng chi phí cho giáo dục phổ thông. Với tỷ lệ này, bài toán tính tổng chi phí cho giáo dục phổ thông sẽ được xem xét trên cơ sở chi phí lương.
21. Cho tới gần đây, ở Việt Nam con số này còn là một bí mật chưa ai nắm rõ. Theo số liệu mới nhất của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong Biểu 9, tập Dự thảo Đề án đổi mới hoạt động và cơ chế tài chính của Giáo Dục và Đào Tạo VN - giai đoạn 2008 - 2012 ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo , 3-2008 ), tổng số chi cho “Lương và phụ cấp lương” năm 2006 là 29.252 tỷ đồng trong tổng chi thường xuyên là 44.798 tỷ đồng như đã công bố trong tập Giáo dục Việt Nam – Đầu tư và cơ cấu tài chính ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo , 10-2007 ). Tỷ lệ chi lương so với tổng chi cho toàn hệ thống giáo dục là 65,2%. Một con số đáng nghi ngờ về mọi phương diện. Có nhiều lý do để nghi ngờ. Thứ nhất, trong ngân sách giáo dục có đến 14,4% là chi cho “đào tạo khác” mà không biết là gì. Nếu không liên quan đến các cấp giáo dục như chuẩn ISCED97 quốc tế chấp nhận thì nên loại nó khỏi ngân sách giáo dục. Thứ hai, phần thu thêm hợp pháp ở các trường để chi cho lương đã không được tính; phần này bằng 12,4% lương chính tính chung cho 5 tỉnh được Trần Hữu Quang điều tra, nhưng lên tới 36,9% ở TPHCM. Vì số liệu của Bộ tính chung cho mọi cấp học, nên càng không tiêu biểu cho tình trạng ở đại học, nơi có thu nhập thêm rất lớn từ các sinh viên chuyên tu tại chức, học theo lối liên kết - số sinh viên này hiện lên tới 50% tổng số sinh viên. Theo Võ Tòng Xuân, người đã từng làm Hiệu trưởng trường Đại học An Giang và là giáo sư và lãnh đạo lâu năm tại Đại học Cần Thơ, có tỉnh phải chi lương đến 90% ngân sách thường xuyên, nên không còn kinh phí cho các hoạt động khác.
22. Vì vấn đề khó khăn tìm ra tỷ lệ của Việt Nam, để làm cơ sở ước tính cho ngân sách trên cơ sở nguyện vọng lương của giáo viên, bài viết đã quyết định chọn 80% là tỷ lệ trong ngân sách thường xuyên dùng để chi lương. Tỷ lệ này dựa vào việc xem xét tỷ lệ của hệ thống phổ thông công lập của thành phố New York và của một trường phổ thông tư thục nổi tiếng là trường Trinity Lutheran High School với học phí rất đắt. Tỷ lệ trả lương của hệ thống công lập thành phố New York là 78% và của trường tư thục nói trên là 73%. Sự khác biệt có thể là do trường công phải chi phí cung cấp sách giáo khoa miễn phí cho học sinh, còn trường tư thục thì phụ huynh phải mua. Tỷ lệ chi lương tương đương ở Việt Nam có thể khoảng 80% vì ở Việt Nam không có những chi phí sinh hoạt thể thao, văn hoá miễn phí như các trường ở Mỹ.
23. Ngoài việc chi lương, ngân sách cũng cần phần chi cho xây dựng, ở đây được tính thêm, tương đương với 13% chi thường xuyên, dựa vào mức trung bình về khấu hao.
Bảng 3. chi phí ngân sách cho giáo dục hiện nay và chi phí tính theo nguyện vọng lương của giáo viên
Chi thường xuyên + đầu tư xây dựng (tỷ đồng 2006)Chi phí ngân sách hiện nay 2006Chi phí theo nguyện vọngChi phí theo nguyện vọngChi phí theo nguyện vọngKhác biệtTỷ lệ tăng
**Chi thường xuyênChi xây dựngTổng**
Tiểu học1710518555241220967386223%
Trung học cơ sở1183316693217018863703059%
Trung học phổ thông5663529868959873246%
Tổng34601405465271458171121632%
Nguồn để tăng****11216*
Sổ số kiến thiết****3670*
Học phí hiện thu****936*
Ngân sách cần cấp thêm****6610*
24. Kết quả cho thấy tổng chi ngân sách cho giáo dục phổ thông cần thiết sẽ tăng thêm 11.216 tỷ, bằng 32% so với hiện nay để trả lương theo kỳ vọng của giáo chức, nhằm bảo đảm họ không phải làm thêm kiếm sống (coi bảng 3). Vậy thì làm sao giải quyết vấn đề nguồn cho ngân sách chi. Có vài nguồn sau :
- Nguồn thu lãi sổ số kiến thiết 3670 tỷ ( vẫn được dùng cho giáo dục ) .
- Nguồn học phí hiện thu 936 tỷ.
Như vậy phần còn lại phải bỏ ra thêm là 6610 tỷ, tương đương với 413 triệu USD, một con số không lớn gì. Tuy nhiên nguồn này có thể dễ dàng giải quyết nếu như nhà nước quyết định đánh thuế địa ốc và chỉ dùng số tiền này cho giáo dục như rất nhiều nước đang làm. Thu thuế địa ốc để tài trợ giáo dục là điều hoàn toàn có thể làm ở Việt Nam vì thuế này hiện nay quá thấp, gần như không đáng kể. Thu thuế địa ốc cũng giúp làm giảm tình trạng đầu cơ đất đai hiện nay, nhất là đất không đưa vào sử dụng. Nếu đánh thuế tương đương với 1% GDP thì số tiền thu về hàng năm tương đương với 600 triệu USD. Chỉ tăng thu thuế 413 triệu USD mà toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 có thể giữ mức học phí như hiện nay đồng thời xóa bỏ toàn bộ các loại phí thu thêm ở cấp tiểu học và các cấp khác.
25. Lương giáo sư ở hai Đại học Quốc gia TPHCM và Hà Nội hoàn toàn có thể đủ sống nếu được phân phối minh bạch và hợp lý. Nếu chỉ tính cho Đại Học Quốc Gia Hà Nội, vì có số liệu đầy đủ về giáo viên và học sinh, và nếu giả định chi phí trả lương bằng 50% chi phí thường xuyên ( dựa vào thống kê chi tiêu ở nhiều nước ), lương của cán bộ trường ( tính đồng đều cho cả giáo viên và nhân viên quản lý ) năm 2008 sẽ phải là 108 triệu đồng vào năm 2006 và 112 triệu vào năm 2008, tức là 9 triệu đến 12 triệu một tháng.
C. Giáo dục phổ cập và phân nhánh sau đó
C1. Cần phổ cập giáo dục đến cấp Trung học cơ sở theo đúng Luật giáo dục
26. Tiểu học và trung học cơ sở là hai cấp học phổ cập theo Điều 11 Luật Giáo dục được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2006, vượt quá mức bảo đảm của Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam năm 1992 là phổ cập tiểu học theo nghĩa miễn học phí ( Điều 36 về phổ cập và điều 59 không phải trả học phí ). Giáo dục phổ cập cần cung cấp cho trẻ em những quy tắc đối xử tử tế đối với con người và môi trường chung quanh, cùng một số kiến thức, kỹ năng tối thiểu ( viết và nói tiếng Việt, đại cương về lịch sử nước nhà, những phép tính cũng như một số hiểu biết cơ bản về khoa học tự nhiên, vệ sinh thân thể v.v. ) trước khi bước vào tuổi 15 có thể đi làm theo Luật Lao động Quốc tế, hoặc tiếp tục quá trình đào tạo thực sự để thành “người lớn”. Và do thực tế xã hội ( điều kiện kinh tế của gia đình, yêu cầu về nhân lực cho nền kinh tế ) cũng như thực tế khác biệt năng khiếu, sở trường của từng em, giáo dục phổ cập cũng là quá trình phân kỳ theo nhiều hướng mà ngành giáo dục và đào tạo phải đáp ứng.
27. Do những lý do trên, ngay sau trung học cơ sở ( THCS, lớp 7 tới 9 ), học sinh sẽ chia làm hai nhóm :
- Học tiếp lên trung học phổ thông ( THPT, lớp 10 tới 12 ) .
- Vào trường trung học dạy nghề từ 1 đến 3 năm tuỳ theo ngành nghề) .
C2. Cần mở rộng hệ thống trường dạy nghề
28. Trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật hiện nay, nhà nước nào cũng vậy, dù là phát triển cao hay thấp, đều cần đặc biệt lưu tâm tới việc mở ra một hệ thống trường trung học nghề bao gồm đủ các loại ngành, nghề, và rải đều trong các địa phương. “Đều” đây dĩ nhiên không phải là mỗi địa phương đều có đủ các trường thuộc các ngành, song những nhà hoạch định chính sách cần lưu tâm để không một huyện nào không có ít nhất một vài trường trung học nghề, với những nghề đào tạo phù hợp với thế mạnh và khả năng phát triển của địa phương mình. Sao cho hệ thống này đào tạo đủ nhân lực ở cấp thợ có tay nghề cho các dự án mở xí nghiệp của các nhà đầu tư ( như các nghề hàn, điện... trong xây dựng các nhà máy công nghiệp cơ khí, điện tử ), mà còn tạo ra được một tầng lớp thanh niên đủ khả năng để phát huy và phát triển lên một mức cao hơn các nghề truyền thống ở nông thôn, nâng cao năng suất trong nông, lâm, ngư nghiệp v.v. Không phải ngẫu nhiên mà tỉ lệ học sinh tại các trường học nghề ở Nhật từ cuối thế kỷ 19 cho tới những năm 1980 lên tới 1/3 số thanh niên cùng lứa tuổi ( xem bài về giáo dục dạy nghề tại Nhật Bản của Hồng Lê Thọ ).
29. Trên đây là sự phân nhánh trong giả thuyết việc phổ cập trung học cơ sở coi như đã hoàn thành. Trên thực tế, nhiều học sinh ( nhất là ở nông thôn ) phải bỏ học sau tiểu học ( thậm chí sớm hơn ). Kinh nghiệm từ nhiều nước ( xem bài đã dẫn của Hồng Lê Thọ trong trường hợp Nhật Bản đầu thế kỷ trước ) cho thấy nên thiết lập các loại trường nghề dành cho học sinh chỉ có trình độ tiểu học, có thể gọi là Trung học Thực nghiệp (THTN) để phân biệt với Trung học Chuyên nghiệp là loại trường nghề dành cho học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Các trường Trung học Thực nghiệp sẽ đào tạo bổ sung một phần về văn hóa chung ( chương trình trung học cơ sở rút gọn, bảo đảm yêu cầu tối thiểu về đọc, viết tiếng Việt và các phép tính cơ bản ) và một phần dạy nghề, kéo dài từ 1 tới 2 năm. Học sinh tốt nghiệp Trung học Thực nghiệp có thể bước ngay vào thị trường lao động hay học tiếp tại một lớp chuyên tu trong trường Trung học Chuyên nghiệp ( cần tổ chức việc liên thông này ).
30. Cần có những biện pháp xã hội để đảo ngược xu hướng chạy theo đại học hiện nay, khiến học sinh và cha mẹ họ coi việc học nghề không những không có gì phải xấu hổ mà còn là một lựa chọn tự nhiên, ngang bằng với lựa chọn vào đại học. Chẳng hạn như :
- Thường xuyên có hội thi "người thợ giỏi nhất" ( lấy gợi ý từ giải "meilleur ouvrier de France" của Pháp, tổ chức 2 năm một lần, trong đủ mọi ngành nghề ), và tuyên truyền trên cả nước để những người đoạt giải được biết tiếng, có nhiều đơn đặt hàng, cao giá hơn những hàng khác. Vinh danh cho những người này là việc đáng làm hơn rất nhiều kiểu vinh danh cho những sinh viên thủ khoa, thần đồng...
- Bảo vệ và phát triển những nghề cần một kỹ năng nhất định và xã hội đang cần, bằng việc ban hành một "chứng chỉ hành nghề" ( không chỉ đối với những nghề như y tá, y sĩ, mà cả đối với nhiều nghề kỹ thuật như thợ hàn, thợ điện v.v. ) do các hội chuyên môn về hành nghề cấp.
C3. Phân nhánh học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng đại học hoặc cao đẳng chuyên nghiệp
31. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ( THPT ) sẽ chia làm các nhóm sau :
- Học tiếp đại học ( từ 4 tới 6 năm, tuỳ ngành : sư phạm, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ sư, kiến trúc, y dược, luật v.v.;
- Vào một trường cao đẳng chuyên nghiệp ( đại học ngắn hạn, đào tạo nghề ở cấp cao hơn trung học nghề, kéo dài từ 2 đến 3 năm tuỳ theo ngành nghề);
- Bước vào thị trường lao động.
32. Học sinh tốt nghiệp trung học nghề chủ yếu sẽ bước thẳng vào thị trường lao động ( như vậy, tuổi sớm nhất cho các em phải đi làm là 15 tuổi – tốt nghiệp trung học nghề trong một nghề chỉ cần đào tạo ngắn hạn ). Cần cố gắng để không một thiếu niên nào phải đi làm thẳng sau trung học cơ sở (THCS) mà không được học thêm ít nhất 1 năm có bài bản. Trong thống kê về “lao động có đào tạo”, phải tuyệt đối không tính những người phải đi làm mà chỉ được đào tạo trong hai, ba tuần, kiểu đào tạo nhằm xoá đói giảm nghèo, như Hồng Lê Thọ nhấn mạnh trong bài viết “Lỗ hổng nghiêm trọng trong phát triển : lao động có kỹ năng”.
33. Tất nhiên, với tiến bộ của xã hội, số học sinh phải bắt đầu lao động ngay từ 15 tuổi sẽ phải giảm dần, nhưng trong những năm trước mắt, riêng việc phấn đấu để các em không phải bỏ học để lao động ngay từ 14 tuổi ( tình trạng còn khá phổ biến ở nông thôn và trên nguyên tắc là vi phạm Luật Lao động Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết ) đã cần được xác định là một mục tiêu ưu tiên cần đạt tới trong một thời hạn không quá dài. Mặt khác, ngay từ bây giờ phải trù liệu những khả năng liên thông, cho phép học sinh tốt nghiệp trung học Thực Nghiệp nếu muốn và có đủ điều kiện học lực ( nếu cần, được giúp học bổng ) để chuyển sang học tiếp ở trung học Phổ Thông hoặc đại học và nhất là cao đẳng chuyên nghiệp.
34. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hay đại học chủ yếu sẽ đi làm, chỉ một tỉ lệ nhỏ sẽ học tiếp sau đại học, lấy bằng thạc sĩ hay tiến sĩ.
35. Thạc sĩ (ThS), theo như Hồ Tú Bảo nhắc lại trong bài “Vài ý kiến về nghiên cứu khoa học và giáo dục sau đại học ở Việt Nam”, là những người học tinh thông, chuyên sâu về nghề nghiệp, chứ không phải đã là người chọn nghề nghiên cứu khoa học. Vậy, cần phân biệt trong số sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ hai loại :
- Một số nhỏ sẽ đi vào nghiên cứu, hoặc ở đại học hay viện nghiên cứu gắn với đại học, vừa làm trợ giảng, vừa nghiên cứu lấy bằng Tiến sĩ (TS);
- Một số lớn hơn sẽ trở thành cán bộ cấp điều hành ở các cơ quan, xí nghiệp. Tuyệt đối không nên đòi hỏi người muốn trở thành cán bộ cao cấp phải có bằng Tiến sĩ.
36. Đào tạo Tiến Sĩ (TS) là đào tạo nguồn lực nghiên cứu khoa học và giảng viên cao cấp ở đại học. Những người không có ý muốn lập thân trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở đại học không nên mất thì giờ làm luận án Tiến Sĩ. Nhà nước cũng không nên khuyến khích họ đi vào con đường này, và do đó cần bãi bỏ những quy định cấp lương, ngạch cao cho những cán bộ quản lý có bằng Tiến Sĩ. Tất nhiên điều này không có nghĩa là nhà nước không sử dụng những người có bằng cấp cao và lại có khả năng quản lý để điều hành những công việc đặc biệt cần sự hiểu biết chuyên môn cao. Đào tạo Tiến Sĩ có những yêu cầu đặc thù khác các cấp đào tạo trước, và cần được nghiên cứu riêng, sẽ được đề cập trong một phần sau.
C4. Hệ giáo dục thường xuyên ( continuing education )
37. Bên cạnh các cấp học nói trên, cần tổ chức tốt ngành giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện cho mọi công dân muốn trau giồi tri thức, nâng cấp độ chuyên môn hoặc có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề. Hệ giáo dục thường xuyên nhằm cung cấp cho mọi người ở bất cứ độ tuổi nào nâng cao trình độ hiểu biết một cách tự nguyện, do đó đây là hệ thống có thể cấp chứng chỉ, nhưng không cấp bằng. Lạm dụng giáo dục thường xuyên để cấp bằng trong khi thiếu tất cả sự nghiêm túc hàn lâm của giáo dục đại học là điều không nên khuyến khích. Việc không cấp bằng sẽ hạn chế những người chỉ chạy theo bằng cấp mà không muốn học thực.
38. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có quyền mở lớp giáo dục thường xuyên. Các doanh nghiệp tất nhiên có quyền mở lớp đào tạo cho riêng mình, song cũng có thể gửi nhân viên tới các lớp đào tạo thường xuyên được công nhận ở ngoài doanh nghiệp mình. Cần có chính sách thuế hợp lý để khuyến khích việc này.
C5. Tăng cường tổ chức giáo dục dạy nghề
39. Về tổ chức, một vài khía cạnh vĩ mô có thể được đặt ra, liên quan tới vai trò của các bộ, các địa phương. Trước hết, yêu cầu tăng cường Trung học dạy nghề ( Trung học dạy nghề bao gồm cả Trung học Chuyên nghiệp và Trung học Thực nghiệp ) đặt ra vai trò của Tổng cục dạy nghề. Hồng Lê Thọ, trong bài đã dẫn, có lý khi nêu ý kiến “để cho Tổng cục dạy nghề quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, thay vì phân tán quyền qua Sở Lao động-Thương Binh-Xã hội như lâu nay mang trách nhiệm dạy nghề để xóa đói giảm nghèo hay để giúp những người phạm pháp “phục hồi nhân phẩm”.
40. Chỗ đứng của Tổng cục này trong Bộ Lao động-Thương Binh-Xã hội có lẽ cũng cần đặt lại. Yêu cầu đào tạo liên thông, đào tạo thường xuyên, cũng như quan điểm về nguồn nhân lực có kỹ năng, đòi hỏi phân biệt việc đào tạo có bài bản trong các trường Trung học nghề, cao đẳng kỹ thuật với việc đào tạo cấp bách một thời gian ngắn những người vì lý do nào đó chưa hề được học nghề nhưng đã đến tuổi lao động, nhằm giúp họ có chỗ đứng trong xã hội, dù là với một nghề lao động giản đơn nhất ( chương trình “xoá đói giảm nghèo” ). Tổng cục dạy nghề do đó cần được đặt trong Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, và có thể tiếp nhận việc đào tạo ngắn hạn như nói trên những đối tượng do Bộ Lao động-Thương Binh-Xã hội yêu cầu.
C6. Vấn đề sách giáo khoa cấp phổ thông
41. Chương trình và sách giáo khoa của giáo dục VN là những vấn đề nhức nhối trong xã hội, mà nhiều nhà giáo ( Hoàng Tuỵ, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Xuân Hãn, Phạm Duy Hiển, v.v.), và phụ huynh học sinh đã lên tiếng công khai trên báo chí ( có thể xem những trích dẫn trong bài “Phúc trình kết quả cuộc khảo sát tháng 11-12/2007” của Trần Hữu Quang ), nhất là với hiện tượng học sinh bỏ học tràn lan trong những năm gần đây, nhưng chưa được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tiếp thu đúng mức. Bản “phúc trình” cũng đã nêu nhiều ý kiến của các giáo viên trong 5 tỉnh nam bộ và Tây Nguyên, nói lên áp lực chạy theo thành tích, chỉ tiêu, như một trong 5 nguyên nhân “mấu chốt nhất” của tình trạng giảm sút chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, do tính chất của cuộc khảo sát (“Những vấn đề kinh tế - xã hội trong nền giáo dục phổ thông”), các câu hỏi đi vào nội dung chương trình và sách giáo khoa không được đặt ra ( ngoài một số ý kiến có tính chất chung như “chương trình phổ thông hiện nay quá nặng, quá ôm đồm”, “2/3 kiến thức trong sách giáo khoa thuộc dạng kiến thức vô bổ”, v.v.)
42. Nên chăng, cần tổ chức một Uỷ ban quốc gia bao gồm các nhà giáo và các nhà hoạt động xã hội có uy tín, các trí thức và doanh nhân tiêu biểu, làm việc trong một thời hạn nhất định ( khoảng 1 năm ), với đủ thẩm quyền phỏng vấn, tiếp xúc với các nhà quản lý, các nguồn tài liệu, để đề ra các phương thức cải tổ cần thiết về những vấn đề trọng yếu nói trên.
- Uỷ ban sẽ xem xét và điều chỉnh lại bộ chuẩn kiến thức các môn học trong hệ phổ thông và tiêu chuẩn đánh giá ( criteria for evaluation ) tương ứng để giảm tải các kiến thức không cần thiết ở mỗi lớp học.
- Mở rộng việc viết sách giáo khoa cho mọi giáo viên, nhà khoa học. Một cơ chế chuyên nghiệp do Uỷ ban đề xuất sẽ xét duyệt chất lượng, đánh giá sách theo bộ chuẩn kiến thức. Khi sách được đánh giá là phù hợp với chuẩn kiến thức, tác giả tự chọn nhà xuất bản và giáo viên đứng lớp sẽ tự chọn tham khảo quyển sách giáo khoa nào

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Giao trứng cho...ác


Nhận đất trồng rừng để... phá rừng
Chủ nhật, 27/05/2012, 23:53 (GMT+7)
Trong những năm qua, tỉnh Đắc Nông giao nhiều rừng cho các doanh nghiệp (DN) để trồng rừng, nhưng thực tế, rừng không được trồng thêm mà còn bị phá tan nát. Từ đó, người dân bức xúc, cũng chạy đua với doanh nghiệp phá rừng lấy đất và tranh chấp quyết liệt với DN trong vùng dự án. Xã Đắc Ngo (huyện Tuy Đức) là một trong những điểm nóng như thế.
Dân di cư tự do ở xã Đắk Ngo chặt phá rừng tại các dự án trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín.
  • Mất rừng hàng loạt
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Quảng Tín (trước đây là Lâm trường Quảng Tín, trụ sở đóng tại xã Đắc Ngo) được tỉnh Đắc Nông giao quản lý, bảo vệ hơn 9.880ha rừng tại 16 tiểu khu ở xã Đắc Ngo và xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức.
Trong thời gian qua, công ty này đã liên doanh liên kết trồng rừng với 9 DN, HTX, gồm các công ty: Hoàng Khang Thịnh, Lâm Phát Đạt, Lê Gia, Lưu Thảo Nguyên, Bảo Lâm, Đại Phát Lộc, Bảo Châu, HTX Hương Phú, HTX Hiệp Thành. Nhưng theo kết quả thanh tra mới đây của Thanh tra tỉnh Đắc Nông, hiện đã có hơn 1.000ha bị mất trong tổng số 1.700ha rừng liên doanh liên kết.

Trong khi người dân địa phương đang thiếu đất, tỉnh lại giao cho Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín, để rồi rừng không được trồng thêm, còn mất đi, điều đó đã làm người dân bức xúc.
Hậu quả, từ năm 2007 - 2010, có hơn 2.000ha bị các hộ dân di cư tự do từ các xã Đắc Nhau, Đường Mười, Bom Bo, Bình Minh của huyện Bù Đăng (Bình Phước) và các tỉnh, huyện khác đến cư trú bất hợp pháp tại xã Đắc Ngo và Quảng Trực đua nhau phá rừng, lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái phép với diện tích hơn 3.440ha. Đến tháng 4-2011, tỉnh Đắc Nông buộc phải tiến hành cưỡng chế, giải tỏa khoảng 754ha rừng bị lấn chiếm trái phép ở 4 tiểu khu (1521, 1525, 1537 và 1538) của xã Đắc Ngo.
Các dự án liên doanh liên kết trồng rừng giữa Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín và các DN, HTX khác đã bị dân di cư tự do ở xã Đắc Ngo tùy tiện chặt phá. Ảnh CÔNG HOAN
Giải tỏa xong, tỉnh đã giao diện tích trên cho Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín trồng lại rừng. Nhưng do thiếu vốn, công ty đã phó mặc các doanh nghiệp liên doanh liên kết, và rừng trồng lại không được bao nhiêu. Vì thế, lại xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn giữa DN và người dân.
Ông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắc Nông, cho biết: “Một số công ty liên doanh liên kết với Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín, như Công ty Hoàng Thiên và Lê Gia đã lợi dụng việc kiểm tra, xử lý vi phạm về rừng đưa băng nhóm xã hội đen, côn đồ uy hiếp các hộ dân lấn chiếm, xâm canh đất trái phép và chặt phá hoa màu (cà phê, điều và mì), đốt nhà của các hộ dân xâm canh, dẫn đến người dân bức xúc đi khiếu kiện”.
Tại các khu vực của DN Phạm Quốc, Công ty Hoàng Khang Thịnh, DN Đại Phát Lộc… cũng liên tục xảy ra tranh chấp. Công tác bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín yếu kém, không quản lý được diện tích rừng đã nhận. Một diện tích lớn rừng tự nhiên bị phá, lấn chiếm, trồng hoa màu và cây công nghiệp trái phép trong một thời gian dài mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Phía chính quyền xã Đắc Ngo cũng không quản lý được tình hình dân cư, để xảy ra tranh chấp căng thẳng tại các dự án ở địa phương.
  • Xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm
Việc sai phạm tại các dự án liên doanh liên kết trồng rừng giữa Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín và các DN, HTX đã rõ. Hiện cơ quan Thanh tra đã kiến nghị tỉnh có hình thức kỷ luật lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín (từ năm 2007 đến tháng 9-2011) vì buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng.
Đối với diện tích rừng bị chặt phá nghiêm trọng (hơn 1.000ha), phải truy cứu trách nhiệm hình sự ông Thân Văn Minh (Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín trong thời gian từ năm 2004 đến tháng 9-2010). Đề nghị chuyển hồ sơ vụ phá rừng sang Công an tỉnh để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với ông Thân Văn Hòa (Giám đốc đương nhiệm của công ty), đề nghị kiểm điểm trách nhiệm vì chưa chấp hành ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về trồng lại rừng trên đất được giải tỏa.

Thanh tra tỉnh cũng đề nghị kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh vì chưa tham mưu, đề xuất kịp thời (với UBND tỉnh) biện pháp xử lý những sai phạm của Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín. Kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo UBND xã Đắc Ngo, lãnh đạo UBND huyện Tuy Đức về trách nhiệm quản lý rừng và đất rừng, để dân phá rừng chiếm đất, mua bán trái phép gây mất an ninh và tạo thành điểm nóng tại xã Đắc Ngo. Thanh tra tỉnh cũng đề nghị tỉnh chỉ đạo Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín thanh lý các hợp đồng liên doanh liên kết với các DN, HTX trước ngày 31-5. 
CÔNG HOAN

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Nhân tâm và đạo


03/05/2012 15:10  |  4 lượt xem
Con người được sinh ra từ sự giao hợp lưỡng cực âm dương và trong cơn quay say cuồng loạn giữa lưỡng cực hạt nhân bắn ra từ bùng nổ qua sự giao hợp sấm sét. Từ trong sấm sét, giông tố, những hạt bụi từ cơn mây mưa giữa 2 cực với một kết thúc qua quá trình giao hợp âm dương, hạt bụi ấy sau đó được kết tụ thành ngũ hành. Con người sinh ra từ ấy. Như vậy, coi như lưỡng nghi (âm-dương) sinh ra ngũ hành (kim-mộc-hỏa-thủy-thổ).
Có phải sau cơn mây mưa với kết thúc như một “Big Bang” trong vũ trụ mà giữa âm và  - dương nhân thế đã sinh ra con người. Sự hòa hợp âm dương đã  sản sinh  ra vô số thiên thạch, song có rất ít thiên thạch có khả năng tồn tại trong quá trình di chuyển. Vì thế, sự thụ tinh thực sự chỉ diễn ra lại phụ thuộc vào khả năng mà nhân âm cực có khả năng. Khả năng đón tiếp một hoặc nhiều bào tử để trong quá trình thực hiện giao tử (gọi là quá trình thụ thai) ở con người âm cực. Quy trình ấy tiếp diễn như một từ trường lưỡng cực, nó nhả ra và hút vào nếu khác cực. Người ta gọi là nhân. Nhân là người. Hạt nhân là con người. Con người là hạt nhân. Việc lập đi lập lại ấy sinh ra muôn kiếp là con người  Như vậy, sự hiện thân, tồn tại và phát triển động vật có cùng một quy luật. Đó là sự giao thoa giữa lưỡng nghi và sản phẩm lưỡng nghi có mặt trong tứ trụ này. Mà tứ trụ là vũ trụ, lấy thái dương hệ để định hướng gọi là Đông, Tây, Nam, Bắc.
Trái đất này được vũ trụ sinh ra từ lưỡng nghi?
Dưới con mắt của Đức Thế tôn cũng như các nhà khoa học từ cổ chí kim vũ trụ này chỉ là đám mây thiên thạch vô lượng vô hạn. Trong vô lượng thiên thạch ấy, chỉ có sự tương quan giữa mặt trời và mặt trăng bằng sự giao hợp của nó mới sinh ra con của nó là trái đất. Trong thái dương hệ như trong một gia đình. Người cha là mặt trời, người mẹ là mặt trăng. Sự giao hợp giữa 2 vì tinh tú ấy có khi gọi là nhật thực, có khi gọi là nguyệt thực. Sau lần giao thoa giữa lưỡng cực trái đất được sinh ra. Nhà khoa học cho rằng trái đất là một nham thạch được bắn ra từ sự quay cuồng của mặt trời. Như vậy, trái đất là tinh khí của mặt trời. Và sự sống của trái đất sẽ không có được nếu tinh khí ấy không được sự định vị từ bào thai của mặt trăng. Và chính mặt trăng luôn quay quanh trái đất, chăm sóc, bảo dưỡng nó như mẹ với con. Còn mặt trời thì sau khi thực hiện “Big Bang” thì nhiệm vụ  tiếp theo là định hướng cho trái đất và mặt trăng xoay quanh nó như sự sum hợp của một gia đình có cha, mẹ và 1 con. Chính quy luật hệ mặt trời, mặt trăng và trái đất mà khoa học tìm ra đó là quy luật liên hệ xoay quanh nhau và tự xoay quanh cá thể. Trong đó, chỉ có mặt trời là định vị. Việc mặt trăng xoay quanh trái đất, trái đất quay quanh mặt trời và chỉ có trong thái dương hệ này, song hệ này lại nằm trong vũ trụ hệ, tức là tất cả cùng xoay như trong dãy ngân hà mà chúng ta thấy vào đêm tối trời.
Như vậy, sở dỉ trái đất có sự sống là nhờ cái nhân của mặt trời sau khi bắn ra và được mặt trăng đùm bọc trái nuôi dưỡng như mẹ và con. Sự sống được thể hiện trong sự quan hệ ấy. Do trái đất có đủ “ngũ hành” nhờ quá trình kết hợp giữa mặt trời và mặt trăng mà nó có sự sống. Sự sống có được người ta gọi là ngũ hành. Ngũ hành là đất, gió, lửa, nước, cây. Tất cả phối kết nhau tạo nên sự sống cho vạn vật. Ngũ hành là tế bào sống trong mọi sự vật và hiện tượng. Vì trái đất là sản phẩm của thái dương hệ được sinh ra từ ngũ hành giao hòa gữa hai vì tinh tú lớn nhất trong thái dương hệ là mặt trời và mặt trăng và sự phụ thuộc, tương tác của nó sẽ vô cùng bình thường nếu trái đất tỏ ra ngoan hiền dễ dạy thì bậc cha mẹ sẽ hạnh phúc và ban phước lành. Ngược lại loài người bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân, bất đạo lý sẽ dẫn đến sự thịnh nộ của cha mặt trời và mẹ mặt trăng. Hình phạt sẽ xảy ra cho đứa con ngỗ nghịch là việc phải có. Đó là hậu quả thiên nhiên sẽ ập đến cho vạn vật như trở một bàn tay định mệnh tát vào má đứa trẻ ngỗ ngáo. Trong sự trừng phạt ấy nhân loại sẽ gánh chịu hậu quả trước tiên.
Thái dương là một hệ trong vũ trụ.
Thái dương hệ nằm trong vũ trụ không bao giờ tĩnh, nên nó cũng luôn biến chuyển không ngừng. Giả sử một khi vũ trụ ngừng vòng xoáy thì tất cả sẽ là vô định. Nhưng mọi sự vật và hiện tượng đều có chung 1 quy luật đó là vô thường “sinh-trụ-diệt”. Tuy nhiên, mỗi thứ đều có 1 thời khắc nhất định chỉ riêng cho mỗi thứ mà ta gọi là thời gian. “Cỗ máy thời gian” là huyền vi nó định thời khắc cho từng sự vật và hiện tượng. Nó giống như bộ máy chiếc đồng hồ chạy bằng nhiều bánh răng. Mỗi một sự vật đều có riêng vòng xoay và tuổi thọ cá biệt.
Quy luật  chung nhất trong sự vận hành vạn vật?
Vạn vật vận hành theo một quy luật chung nhất. Trong vạn vật có cái toàn dương, có cái toàn âm, có cái chứa lưỡng cực. Chỉ có cái chứa lưỡng cực là được cấu tạo đủ ngũ hành. Để chúng ta dễ hình dung, hiện tượng vũ trụ được miêu tả như một động tác như sau:
Cho lượng nước vào chiếc thùng hình viên trụ. Nhỏ vào đấy một giọt dầu, xong dung que khuấy tròn. Khi ấy xảy ra gì? Dòng nước khi bị khuấy tròn, sẽ làm cho hạt dầu bắn ra (big bang) vô lượng hạt. Vô lượng hạt này bị cuốn theo dòng tròn và tự mỗi hạt dầu cũng tự xoay quanh trục của nó. Tất cả hành tinh dầu này xoáy quanh ống nước giữa thùng nước  Ống nước càng sâu nếu lực quay càng lớn đồng nghĩa với tốc độ từng hạt dầu. Lúc này ta gọi những hạt dầu là những hành tinh. Đám dầu quay trong nước, hình ảnh ấy gọi là dãy ngân hà trong vũ trụ. Sự sống chỉ tiếp diễn một khi sự chuyển động tuần hoàn của vũ trụ còn lực xoay. Lực xoay này phụ thuộc vào động lực từ bàn tay tự nhiên vô hình mà không ai kể cả các nhà khoa học có thể giải thích được.
Bàn tay vô hình đang khấy động vũ trụ là tự nhiên trong thiên nhiên. Trong tự nhiên không ai thấy được bàn tay ấy. Nó vô hình vì nó là gió. Thế gian gọi nó là gió. Trong nhân gian nó được hình thành từ “tham”. Trong nhân gian tham là gì? Đó là sự ham muốn. Trong mỗi con người nó được gọi là “muốn”. Muốn được hình thành từ ý. Ý được sinh ra từ ngũ hành, bị ngũ hành xui khiến cũng chỉ vì do sự chuyển động vũ trụ, sự tranh chấp, tranh sống từ con người, giữa con người với con người, giữa bộ tộc, giữa quốc gia, giữa khối, giữa phe này, giữa chủ nghĩa này với chủ nghĩa khác. Đó là giữa ý thức hệ này với ý thức hệ khác. Sự dấu tranh sinh tồn để ngoi lên trên không phải tự nó mà do bàn tay vô hình mà ta không nhận thấy được bằng mắt (long tham) nó va đạp nhau để ngoi lên trên tìm sự sống. Nhưng tất cả đều bị xoay vòng xoay quanh cái hố sâu giữa trung tâm vũ trụ. Cái hố sâu ấy, là cái “hố đen” vũ trụ. Nó sẽ nuốt chững tất cả hành tinh nào gần nó. Tốc độ xoay quanh hố đen càng nhanh nếu hành tinh nào càng gần hố đen.
Trong cơn cuồng xoay ấy của từng hành tinh, nếu có chúng sanh nào được “sinh – trụ” trên hành tinh ấy cũng bị xoay cuồng. Trong cơn xoay vòng theo con đường dạng elip (vòng xoắn) có thể có hành tinh bị nuốt chửng vào lỗ đen, đồng thời cũng có hành tinh thoát ra, thoát lên, thoát xuống trong cái hố đen đang vận hành ở trung tâm vũ trụ . Hành tinh nào có sự sống, có chúng sinh cũng bị cuốn xoay, tự cuốn xoay vào lỗ đen tâm tối ấy.
Vũ trụ không có thiên đàng, niết bàn hay địa ngục mà chỉ có vô lượng hành tinh mà ta gọi là dãy ngân hà đang vận hành mà với mắt thường ta có thể thấy nó như đám mây hình xoắn ốc giữa không trung vào những đêm tối trời.
Trong vũ trụ, thái dương hệ là 1 nhóm thiểu số trong vô lượng tinh tú không gian;  trong đó có mặt trời, mặt trăng, trái đất là các hành tinh gần gũi với con người trên trái đất này nhát. Ba tinh tú này có quan hệ mật thiết với nhau từ muôn vạn kiếp. Đêm ba mươi trời không trăng,  ngước lên nhìn trong không giant a còn nhìn thấy dãy ngân hà với hình xoắn ốc tức là sự vận hành của vũ trụ còn tồn tại đồng nghĩa với sự sống của muôn loài chỉ riêng hành tinh này.
Người cổ trên hành tinh này đã từng đúc kết hiện tượng thế gian này bằng nhiều thuyết còn truyền lại để các nhà khoa học hiện đại tiếp tục nghiên cứu vũ trụ và sự sống của con người. Bát quái đồ sinh lưỡng nghi. Trong mỗi bát quái đồ đều có lưỡng cực. Mỗi cực đều tương đồng hình dạng nhưng trái ngược hình thể. Một cái có nhân phía dưới và ngược lại cái kia có nhân phía trên. Tuy nằm trong cùng bát quái đồ, song lưỡng cực này luôn tự vận động. Sự tương tranh, mâu thuẩn, đối kháng giữa 2 cực âm và dương luôn vận hành. Chúng vận động trong tư thế tranh chấp trong tứ trụ (4 hướng) song tại sao cho đến bây giờ sự mâu thuẩn ấy chưa dứt điểm, chưa phân chia thắng bại, chưa bị triệt tiêu 1 trong 2 cực ấy?
Làm 1 thí nghiệm: Cho 1 bịt đầy nước muối, 1 bịt đầy nước đường pha màu vào trong 1 cái bịt lớn hơn. Chúng tương tranh khi bị vận động. Nếu cái bịt này trồi lên, thì cái bịt kia bị đẩy xuống. Nhưng nếu 1 trong 2 cái bịt ấy bị rách tràn dung dịch ra trong cái bịt lớn thì cái bịt còn lại sẽ bị hẫng cuối cùng cũng bị triệt tiêu. Do vậy, trong sự vận động đối kháng, nếu không có cái bịt bên ngoài bao che cho cả 2 thì kết quả tự nhiên sẽ diễn ra 1 hoặc cả 2 âm và dương bị triệt tiêu.
Vì thế, dù trong tương thân, nhưng lưỡng nghi luôn khắc kỵ. Song sự tồn tại cũa nó muôn đời chẳng phải do cái bịt bao bên ngoài nó không? Cái bịt bao bên ngoài trong bát quái gọi là cái “đồ”. Bởi vậy, ta gọi là bát quái đồ. Đồ là gì? Đồ là “đạo”. Đạo là cái đường, cái chân lý, cái lẻ phải, cái vị tha, cái bác ái, cái có vị trí luôn thượng tọa, đứng trên, kiểm soát, bao che, dung túng lưỡng cực.
Nếu trong bát quái không có đồ thì không còn bát quái đồ.
Nếu trong vũ trụ không có bàn tay vô hình thì không có lưỡng nghi
Trong thái dương hệ này không có đạo bao che điều chỉnh thì không còn mặt trời, mặt trăng và trái đất sẽ biến mất trong lỗ đen vũ trụ.
Đó là lấy bát quái đồ giải thích các hiện tượng về tự nhiên trong vũ trụ. Vì vạn vật có mối liên quan chung nhất nên có thể lấy hiện tượng chung nhất này mà lý giải cho mọi sự vật và hiện tượng đều có chung một phác đồ. Trong đó áp dụng cho xã hội này, trong mỗi gia đình và mỗi cá nhân đều chịu chung như thế cả. Quý vị sẽ tự suy diễn nhé.
Hiện nay, thế kỷ 21, khoa học càng phát triển song sự nghiên cứu về mối quan hệ nêu trên ngày càng mờ nhạt. Điều này dẫn đến sự đi ngược quy luật và hậu quả mà nhân loại đang và sẽ gánh chịu ngày càng khủng khiếp.
Sự tương quan giữa nhân sinh và ngũ hành
Theo kinh Địa Mẫu truyền rằng:
Thời sơ khai, khi các chơn linh mới được tạo ra từ lưỡng cực. Các chơn linh mang bản chất “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Do quá trình phát sinh nhu cầu tồn tại, chơn linh ngụp lặn trong bể khổ trần gian. Thấy xót xa cho những đứa con của mẹ, Mẫu mặt trăng sai thiên sứ hạ giới cứu khổ chúng sinh. Các thiên sứ khi đi quên chào hỏi thần Cù Lu Tôn nên ông ta mới sai 5 con quỹ theo xuống để phá hoại các thiên sứ và cả chơn linh. 5 con quỹ đó là: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ. 5 con quỹ có lúc vô hình, có lúc hữu hình phá hoại thiên mệnh của thiên sứ và phá hoại cả chơn linh không cho họ đủ năng lực sáng suốt để an lạc trong cõi ta bà mà cứ mãi mê ngụp lặn trong  biển trầm luân bởi ngu muội vì bị quỹ dữ cám dỗ xui khiến.
Cho đến bây giờ, thế giới này là thời kỳ hoàng kim hưng thịnh tức là nhu cầu bị cám dỗ càng lớn. Trong kinh Phật giáo hòa hão gọi thời sơ khai là thượng ngươn, thời hưng thịnh là trung ngươn và thời mạc vận là hạ ngươn. Thời kỳ hạ ngươn mà giáo phái Cao Đài cho rằng đạo của họ ra đời gọi là Đại đạo Tam kỳ phổ độ. Tức ra đời của đạo Cao Đài là nhằm phổ độ cho chúng sinh thời kỳ hạ ngươn. Thời kỳ hạ ngươn Cao Đài gọi là Tam Kỳ (thời kỳ thứ ba) dài hay ngắn phụ thuộc vào sự giác ngộ của chúng sinh. Nó càng ngắn lại ở thời kỳ hạ ngươn khi chúng sinh mất dần tính người. Loài quỹ dữ của Kim Mộc Hỏa Thủy Thổ thấm nhuần toàn bộ thân thể, linh hồn chúng sinh khiến họ ngụp lặn nơi trần gian mà Phật giáo gọi là cõi ta bà cũng là địa ngục. Chính sự cứu độ bất thành bởi  chúng sinh ngày càng hung bạo, côn đồ mà Phật giáo truyền pháp quy y ngũ giới cho phật tử chưa được toàn thể nhân loại chấp quy. Sự nghiêng lệch phần đông chúng sinh vào xu thế quỹ dữ cho nên chính cõi ta bà này vẫn là bể khổ dẫy đầy tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố.  Tính chất xấu xa, ích kỷ từ chúng sinh thể hiện qua khẩu, tâm, ý đẩy tất cả vào quan niệm vô thường. Vì khái niện vô thường có nghĩa là nay còn mai mất, tối để dép dưới giường, ngủ sáng biết có thức dậy được không mà mang đôi dép? Chính vô thường đã đẩy phần lớn những chúng sinh ăn xỗi ở thì càng độc ác tâm địa. 
Phật tại tâm – nếu tâm tích Phật.
Để cứu vớt từng chúng sinh cho cõi ta bà này thành niết bàn, Phật pháp khuyến nhũ ai cũng chết nhưng khi chết có người về cõi niết bàn an lạc còn nhiều kẻ bị đọa địa ngục a tỳ.
Phất pháp truyền rằng, khi chết cái nào của thổ hoàn lại thổ, của kim trả lại kim còn linh hồn là bất tử. Nhưng linh hồn sẽ về đâu là tùy vào nhân gian quyết định. Trong đó quy luật nhân quả buộc con người phải thanh toán song phẳng. Nghĩa là lúc sống chúng ta nợ ai, nợ cái gì thì phải trả đó là luật công bằng của nhân quả.
Vì thế, chúng sinh muốn thân tâm an lạc để linh hồn nhẹ tênh hướng về cõi cực lạc thì ít nhất trước khi ngưng thở, linh hồn ấy phải ở trong trạng thái thân xác tự toại nguyện ước và nợ nần thế gian. Hiện tượng này, người ta gọi là “ngậm cười nơi chín suối”. Trái lại sự tức tưởi, tham sân si …còn mang nặng thì linh hồn ấy phảng phất mãi trong cõi ta bà mà người ta gọi là hồn ma bong quế vậy.
Xét góc độ khoa học thì chấp nhận “sinh-trụ-diệt”. Nhưng khi con người chết đi thì còn để lại tiếng thơm, tiếng tốt cho trần gian còn thì ngược lại. Khoa học không cho rằng  hoặc chưa giải thích rõ có linh hồn hay không? Nhưng nhà ngoại cảm thì một mực cho rằng con người có linh hồn. Khoa học không bác bỏ nhưng chấp nhận con người ngoài ngủ quan (5 giác quan) còn có giác quan thứ 6. Vậy giác quan thứ sáu tức là linh hồn minh mẫn chỉ có ở người có đức độ, thông tuệ. Đức thế tôn là người trần mắt thịt nhưng khi tu đắc đạo thành chánh quả, nhập niết bàn thành Đức Phật A Di Đà Người đã thấy được tiền kiếp của tất cả, thấy tới hậu kiếp và thấy cả vũ trụ hằng hà sa số chư Phật, thấy vũ trụ vô lượng vì tinh tú….
Phật Giáo đản sanh cách nay 2556 năm, Thiên chúa giáo giáng sinh cách nay 2012 năm. Đó là 2 tôn giáo lớn tôn thờ người thật và con người đó trở thành đấng chí tôn vì suốt đời họ phấn đấu tu hạnh để cứu độ chúng sinh mà không quỹ dữ nào có khả năng khuynh loát được các Người. ự tôn thờ Người của các phật tử, giáo dân cũng chính là ở chỗ đó. Ở chỗ đức độ của người giác ngộ đạt đến mức hoàn thiện, không thể xiêu lòng trước mọi cám dỗ trần tục thì quỹ dữ không thể xâm nhập, điều khiển mình.
Chính đức Thế tôn đã dạy trong cõi ta bà có hằng hà sa số Phật. Tức là Người đã nhìn thấy trong cõi nhân gian rất nhiều Phật. Phật ngự trị  tại tâm. Tâm tích Phật. Tâm nào mới là tâm Phật? Tâm nào mới tích tánh Phật? Khi tâm có Phật tức là trong tâm ấy đang ở cõi niết bàn. Vậy niết bàn có trong cõi ta bà của những ai thân tâm an lạc. Muốn an lạc thì phải tu dưỡng thân khẩu ý cho trong sạch. Muốn đạt được an lạc phải đoạn cho được tham, sân, si, hỷ, nộ, ái , ố mà tự trung là lục dục, thất tình ở mỗi con người trong thiên hạ. 
Không chỉ Tây Phương là chốn đi về của con Phật.
Mà là trong cõi ta bà này, tâm thiện vẫn có tây phương. Nếu trong khoảnh khắc nào đấy trong cuộc sống đời thường ta không còn tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố mà trãi lòng ra tứ trụ với Từ - Bi – Hỷ - Xã thì chính lúc ấy cảnh niết bàn hiện đến với ta.
Lòng tham và nhu cầu vật chất nhân gian vô chừng, vô cùng, vô hạn, vô thường. Việc tu tập, tu hành không phải một sớm một chiều mà gột rữa sạch thói hư tật xấu. Cảnh niết bàn là trong từng giờ phút an lạc. Bởi vì, cõi vô thường trong đó không cho phép bất cứ ai dám tự tin rằng tâm mình không thay đổi trước hoàn cảnh, xã hội, thế giới, vũ trụ vì tất cả đều vô thường.
Phàm là người ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà cao cửa rộng, phương tiện sử dụng phục vụ nhu cầu hiện đại. Chính sự cám dỗ vô thường đã làm biết bao con người phải ngụp lặn trong bể khổ phấn đấu. Nhân gian sẳn sang chà đạp, xâu xé, gạt gẫm lẫn nhau, cướp bóc, trấn lột, hai nhau để giành phần hơn tất cả các nhu cầu. Phật pháp dạy chúng ta phải biết thương yêu nhau, gắn kết với nhau để chống lại loài quỹ dữ. Quỹ dữ đan xen lương dân. Chính vì có khi mắt thường ta không nhìn thấy, cho nên nó dễ thâm nhập vào thất khiếu, vào 48.000 lỗ chân long làm cho thân tâm ta không cưỡng lại được. Đoạn tuyệt tham sân si mới may ra cứu vãng chính mình và độ trì đồng loại để có một cộng đồng sức mạnh đủ sức ngăn làn song xăm lược của loài quỹ dữ.



Bình luận (2)  

Viết bình luận
  • Quảng Huệ Pro Tổng hợp từ nhiều nguồn
    15:15 03-05-12
  • Quảng Huệ Pro http://phunutoday.vn/anh-nong/201205/Hinh-anh-be-gai-di-dau-do-vat-boc-chay-o-do-2155024/?cp=14051537&page=1#album-photo
    ----
    Tại đây là 1 trong những chuyện không bình thường.
    09:25 16-05-12

  • Còn lại 5,000 ký tự