Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Ma có thật không ?

CHUYỆN MA CÓ THẬT HAY KHÔNG?
Hình ảnh
#1
Bấm vào hình
để phóng to
NGUYỄN THANH GIẢN 

Thủa còn là sinh viên y khoa trực gác các bệnh viện, chỉ 2 bệnh viện Hồng Bàng và Bình Dân hay có ma nhiều nhất.

Bệnh viện Hồng Bàng còn gọi là Viện Bài Lao Hồng Bàng được xây cất trên 1 khu đất hoang ở Chợ Lớn, đường Hống Bàng. Trực gác ở bệnh viện Hồng Bàng rất buồn tẻ. Phòng trực chỉ có 1 sinh viên năm thứ 6. Bên ngoài là vườn cây um tùm với ánh đèn leo lét. Các bệnh nhân ở bệnh viện này thường chích Streptomycine mỗi ngày và uống INH và PAS hoac Rafadin, các loai thuốc rất nóng và rất khó ngủ. Bệnh nhân đi lang thang trong vườn hoa của bệnh viện suốt đêm như những bóng ma.

Có những bệnh nhân đang đi tự nhiên ho dữ dội và ụa ra một bụm máu rồi ngã gục. Y công chạy tới và gọi y sĩ trực xuống cũng không làm gi đươc, ngoài việc ký giấy khai tử và chuyển xuống nhà xác. Hôm đó tôi trực vào 1 đêm cuối năm, khoảng 2 giờ đêm cửa phòng trực sịch mở, một người vào phòng và nằm ở giuờng bên cạnh tôi. Thì ra là một nguời bạn đi chơi đêm về khuya. Anh ta không muốn về nhà mà muốn vào bệnh viện ngủ để sáng mai đi thực tập bệnh viện ngay: Thôi thì cũng đỡ buồn trong 1 đêm cuối năm. Nhưng tôi thắc mắc hỏi anh:

- Tao vừa khám 1 bệnh nhân nặng ở phòng khám bệnh xong. Nhưng tao thắc mắc sao ở phòng cuối hành lang, nơi để mấy cái quan tài, có tiếng nguời kêu khóc trong các quan tài phát ra ?

Anh bạn có vẻ bình tĩnh:

- Mày muốn xuống coi không, xem ma quỷ nó ra sao. Tao sẽ đi với mày.

Thấy có nguời bạo dạn, lại có thể bật đèn sáng choang, và đuợc thỏa mãn tinh tò mò, nên tôi đồng ý. Hai chúng tôi đi xuống dẫy hành lang ở cuối tòa nhà. 4 chiếc quan tài vẫn để nguyên ngăn nắp và không có ai cả. Nhưng rõ ràng có tiếng kêu khóc phát ra từ 1 quan tài.
Sau khi bật đèn cho thật sáng và đồng ý với nhau là nếu có gì thì không đuợc chạy. Tôi tìm được 1 cây gậy to dùng gậy đẩy mạnh nắp quan tài, nơi có tiếng khóc phát ra. Khi nắp quan tài vừa bật mở, 1 người nam kêu khóc trong đó bỗng ngồi bật dậy. Chúng tôi hết hồn tuởng là qủy nhập tràng!

Nhưng không, tôi đã nhận diện đuợc người này. Ðó là ông chủ nhà đòn mà nhiều người biết mặt. May mà tôi không tiện tay đập 1 gậy. Ông ấy buớc ra khỏi quan tài, không nói năng gì cả, theo lối cửa sau đi mất. Sau này tôi hỏi nguời y công ngủ gần đó và đựoc nghe trả lời:

- Khi nào quan tài bán không chạy, lão chủ lại chui vào quan tài kêu khóc 1 hồi. Ðây là tin tuởng của ông ta mà thôi, không hại cho ai cả nên chúng tôi không can thiệp vào.

Còn Bình Dân Bệnh Viện có nhiều ma là chuyện thuờng. Các y tá trực cũng công nhận điều đó. Có nhiều nguời nói rằng họ đã thấy ma, nói chuyện với ma, và thấy ma phá phách, nên mấy bà y tá trực thuờng đeo 1 thứ bùa ngải gì đó. Bệnh viện Bình Dân nằm trên khu Mả Nguy ngày xưa. Khi vua Minh Mang dẹp xong loạn quân Lê Văn Khôi, ông ra lệnh chém hết 2000 nguời nổi loạn ở thành Gia Ðịnh và chôn ở đó. Lê Văn Khôi lúc đó đã chết, còn linh muc Marchand (cố Du) bị bắt giải về Huế bị xử tội vì đã giúp Lê Văn Khôi súng đạn cầm cự với triều dình tới mấy năm.

Trực ở Bệnh Viện Bình Dân chúng tôi không sợ mấy vì phòng trực rất đông sinh viên. Tôi còn nhỏ, hồi đó có anh Hà Thúc Nhơn làm nội trú ở bệnh viện. Anh có tánh cuơng trực, nhưng anh hay đánh nguời. Mà toàn những nguời hiền lành. Anh không bắng lòng điều gi, anh dùng khóa xe đạp vut nhiều khi rất dau. Chúng tôi sợ anh lắm, ngay cả thầy (giáo sư Nguyễn Văn Út) anh cũng đánh 1 bạt tai vi sửa luận án cho anh mà để quá lâu. Giáo sư Út có mách thày khoa truởng Phạm Biểu Tâm và đề nghị đuổi anh. Nhưng vì anh đã học đuợc 6 năm nên thầy Tâm cũng nể, không nỡ đuổi, chỉ phạt nhẹ hơn. Sau có anh Trần Thăng T. nói với anh Nhon:

- Tao thấy mày hay hành hung toàn những thằng yếu. Nay mày đánh nhau với tao đi!

Hai nguời thỏa thuận với nhau nếu đánh nhau ngay, các sinh viên khác sẽ can, vậy để đến tối khi tụi nó về hết để đánh, sau khi đã ký giấy để trên bàn dù chết thôi, không kiện gi cả. Anh Nhơn có judo đai đen, anh T. là 1 tay boxing có hạng.
Ðêm hôm đó, hai nguời đã đánh nhau trên phòng trực ra sao chúng tôi không biết. Chỉ biết sáng hôm sau vào nhà thương, chúng tôi thấy mỗi anh nằm ở 1 góc phòng, còn thoi thóp thở..

Sau này anh chống tham nhũng ở miền Trung và bị bắn chết.. Anh T. có lẽ vẫn còn sống, nhưng ở đâu tôi không biết.

Trở lai chuyện ma ở bệnh viện Bình Dân. Tối hôm đó chỉ còn mình tôi trong phòng trực. Chung quanh lặng như tờ. Tôi vào giuờng đang thiu thiu ngủ. Khỏang 11 giờ đêm bỗng có nguời đập cửa phòng. Nhìn qua tấm kiếng mờ, tôi thấy nguời y công nói:

- Mời ông thầy ra phòng nhận bệnh có người bệnh nặng!

Tôi trở dậy thay áo blouse đi vội ra phòng nhận bệnh, đèn còn leo lét sáng. Tôi không thấy bệnh nhân và cũng không có thân nhân đi theo bệnh nhân. Chỉ thấy nguời y công vẫn còn nằm trong mùng, và đang ngủ say sưa. Tôi cáu :

- Anh mời tôi ra khám bệnh, sao không thấy bệnh nhân đâu cả ?

Nguời y công vội phân trần:

- Nãy giờ tôi ngủ, có gọi ông thày bao giờ đâu ? Có lẽ ma nó giả dạng đấy !

Trở về phòng trực, tôi không ngủ được nữa. May là khoảng 2 tiếng sau, các bạn về, chúng tôi chơi ping pong và cờ tuớng suốt đêm.

Từ ngày định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1983, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với giới ma quỷ. Nhưng chỉ nghe kể lại, trực tiếp nhìn thấy thì ít khi. Có lẽ bóng vía mình quá mạnh chăng ? Ở những nơi nổi tiếng có ma, nguời ta thuờng nhờ 1 nhà tu cao thâm tới đọc chú Lăng Nghiêm để trừ ma. Thực ra chú Lăng Nghiêm không phải để trừ ma. Nó chỉ trừ được những con ma tình ái làm cản trở sự tu hành của mọi nguời mà thôi.

Tôi có 1 đứa cháu gái làm điện tử cho 1 hãng ở Milpitas. Nó là 1 đứa cháu ngoan, đẹp, thùy mị và đứng đắn. Vì thế, trong hãng có 1 ông kỹ sư Mỹ theo đuổi nó rất sát. Nó nói với tôi:

- Cháu chỉ mong cho thằng em học xong đại học để có thể giúp gia đình, rồi đi tu luôn, nên không muốn dính vào chuyện tình ái làm gi. Nhưng ông kỹ sư Mỹ đối xử quá tốt làm cháu cũng phải suy nghĩ.

Tôi nói:

- Nếu cháu không muốn dính vào chuyện tình ái lăng nhăng thì mỗi ngày cháu đọc chú Lăng Nghiêm 2 lần, sáng và tối, cháu sẽ được giải thoát.

Cô bé nghe lời. Quả nhiên mấy tháng sau tôi đuợc biết cô đã cạo đầu xin xuất gia, và ông kỹ sư Mỹ đã lập gia dình với nguời khác và đổi chỗ làm.

Còn chuyện chùa An Lạc ở San Jose có ma, hầu như ai ai cung biết. Tôi có xuống đó ăn chay vào 1 buổi trưa cúng thất thất lai tuần của 1 gia dinh có nguời mới mất. Chùa An Lạc vốn là 1 nhà thờ Công Giáo, đã nhờ các hãng địa ốc bán đã lâu, mà không ai mua, cho đến khi bán rẻ cho Sư cô Nguyễn Thanh. Tôi xuống đó và được gặp vị linh muc quản nhiệm nhà thờ cũ, và đuợc nghe kể chuyện ma ở nhà thờ đó như sau:

-Con ma này phá phách ghê gớm lắm. Có thể gọi nó là con quỷ thì đúng hơn! Mỗi tối, tôi đi ngủ nó đều dựng giuờng tôi lên. Ðồ đạc trên bàn thờ đổ lộn xộn hết. Tôi dùng chén thánh và đọc kinh cho nó, nhưng nó đá tung cả chén thánh của tôi, rồi phá phách trong phòng lung tung. Tôi thấy không thể sống trong tình trạng này, nhân dịp Hồng Y Quinn cho phép bán nhà thờ ở vùng Bay Area, nên tôi dấu chuyện này và bán nhà thờ cho quý vi, và theo dõi xem quý vị có bị phá phách gì không ?

Tôi hỏi Sư cô Nguyễn Thanh, vi trụ trì chùa An Lạc đuợc biết lúc mới dọn về đây cũng thấy có vài phá phách. Nhưng sau đó chùa cúng thí thực và cầu siêu cho các cô hồn chưa siêu thoát đuợc siêu thoát, nên những sự phá phách cũng bớt dần rồi hết hẳn.

Còn ở chùa Vạn Phật gặp ma và nói chuyện với ma là chuyện rất thuờng. Các bạn nào muốn có kinh nghiệm với ma, xin cứ lên đó. Ðuờng đi rất dễ: Chỉ cần đi xa lộ 101 về huớng Bắc khoảng 125 miles từ cầu Golden Gate, rồi vào exit Talmage, quẹo phải di độ vài miles nữa vào tới cổng chùa. Qua cổng chùa xong, vào trong bãi đậu xe. Bạn ghi tên ở văn phòng, rồi xin ở lại chùa để tham quan hoặc để đọc kinh, vì chùa thuờng có những khoá tụng kinh Hoa Nghiêm độ 1 tuần hay 10 ngày. Chùa sẽ cho bạn ở 1 phòng, nam riêng nữ riêng ở 2 khu khác nhau. Chùa có nhiều phòng vì truớc kia chùa là bệnh viện tâm thần của Mỹ. Sau đó, Hoà thuợng Tuyên Hoá đã mua cả bệnh viện này, chime cả 1 quả đồi, để làm chùa, làm Ðại hoc, trung hoc, tiểu hoc Phật Giáo.

Ở trong 1 phòng, ban đêm bạn thấy rất ghê rợn và hoang lạnh. Ðèn duốc rất lù mù. Có nguời nói rằng họ đã thấy từng đòan nguời đi trong đêm, da trắng có, da đen có, ra vào các toà nhà, có khi hú lên những tiếng rùng rợn. Có nguời bạo dạn đã nói chuyện cả với ma. Ðại khái câu chuyện như sau:

Các con ma đều đói, rất đói. Có lẽ vì nguời Mỹ không tin nên không cúng cấp gì. Các con ma xin ăn, nhưng những nguời trên chùa Vạn Phật chỉ có thức ăn chay thôi, nên họ nói:

- Over here we have only vegetarian food!

Các con ma trả lời:

- Vegetarians are OK!

Ðiều này chứng tỏ đối với nguời chết sự cung cấp đồ cúng rất quan trọng. Nếu không, các cô hồn đói quá sẽ xâm phạm vào các chỗ có đồ ăn vô thừa nhận. Bởi vậy gia đình nào có nguời mới chết, trong vòng 49 ngày chưa đầu thai, nên cung cấp đầy đủ đồ cúng để thân nhân đỡ bị đói lạnh.

Tôi có lên chùa Vạn Phật nhiều lần nhưng chưa có dịp nói chuyện với ma, có lẽ vì lần nào cũng đi đông người ma không xuất hiện. Chỉ thấy hiện tượng ma quái hiện ra dưới hình thức những cục lửa lăn tròn trên sàn nhà.

NGUYỄN THANH GIẢN
04/2004
http://soha.vn/quan-su/video-dac-biet-tang-thuong-bien-gioi-phia-bac-thang-21979-20140216230705252.htm

Lịch sử Việt Nam từ bao đời nay luôn là chiến tranh.

Theo cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, từ sáng 17-2, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn nghìn cây số.
Trong khi đó, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân.
Mặc dù bị tấn công bất ngờ nhưng quân dân Việt Nam đã anh dũng chống trả. Sau hơn 1 tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của Trung Quốc đã hoàn toàn bị đánh bại. Ngày 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam với thất bại nặng nề.
Theo các số liệu được công bố, 62.500 binh sĩ Trung Quốc đã bị hạ, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy.
Tuy nhiên, cuộc xâm lược của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất không hề nhỏ cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh xá bị tàn phá, hàng nghìn dân thường chết và bị thương. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
Thế nhưng, chiến tranh vẫn chưa kết thúc, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Gần 10 năm sau sự kiện 1979, chiến sự vẫn diễn ra. Vì vậy, Việt Nam buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng dọc biên giới.
Để có thể hình dung rõ hơn về sự khốc liệt của cuộc chiến này, xin trân trọng gửi tới quý độc giả VIDEO đặc biệt có tựa đề: TANG THƯƠNG BIÊN GIỚI 1979 tái hiện lại một phần những mất mát, đau thương mà nhân dân ta đã phải chịu đựng, cũng như sự hy sinh anh dũng của những người con đất Việt trên con đường bảo vệ Tổ quốc trong sự kiện 1979.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Thiệt hại về người trong trận Điện Biên Phủ 56 ngày đêm

http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/T-Chien/1954-TranDienBienPhu.pdf
Trận Điện Biên Phủ ( 13/ 3/1954 đến 7/5/1954) 

Điện Biên Phủ còn có tên là Mường Thanh nằm về phía Tây của Lai Châu, cách biên giới Lào 
Việt khoảng 8 km. Đây là vựa lúa và thuốc phiện của miền Trung Du Bắc Việt. Nó cũng là giao điểm của 
hệ thống đường mòn từ Hoa Nam xuống Trung Việt, từ Thượng Lào qua Lai Châu. 
 Thung lủng Mường Thanh có chiều dài khoảng 20 cây số, chiều ngang khoảng 6 - 8 km vây 
quanh bởi rừng núi trùng điệp, vì vậy đôi khi người ta còn gọi là Lòng chảo Điện Biên Phủ”. Con sông 
Nậm Rốm ( Nam Yun ) chia đôi thung lủng chảy theo chiều Nam Bắc.Dọc theo sông Nậm Rốm là con 
đường Liên Tỉnh Lộ số 41. Hai sắc dân Thái và Mèo sống với nghề trồng lúa và thuốc phiện. 
 Đến cuối năm 1953, chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp đã mệt mỏi và muốn tìm 
một giải pháp có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến nhưng mặt khác họ vẫn muốn duy trì quyền 
lợi tại Đông Dương. Pháp bổ nhiệm tổng chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến 
thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. 
Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông 
Dương là tập trung các lực lượng cơ động tinh nhuệ lại 
thành các binh đoàn mạnh đánh tiêu diệt các đơn vị 
chính quy của Việt Minh để làm thế mạnh đàm phán. 
Vì vậy cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời để án ngữ 
miền Tây Bắc Bắc Việt, kiểm soát con đường huyết 
mạch tới Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân 
chủ lực Việt Minh tấn công và theo kế họach của 
Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó. 
 Về phía Việt Minh, kể từ sau năm 1950 được 
sự viện trợ quân sự to lớn của Trung Cộng và Liên Xô, 
đã lớn mạnh rất nhiều, với các sư đoàn (đại đoàn) bộ 
binh và các trung đoàn đoàn pháo binh, công binh đã 
có kinh nghiệm đánh trận cấp tiểu đoàn, trung đoàn 
với quân Pháp. 
Tướng Giáp nhìn trận Điện Biên Phủ như cơ 
hội đánh lớn, tạo chiến thắng vang dội và đã chấp 
nhận thách thức của quân Pháp để tấn công tập đoàn 
cứ điểm Điện Biên Phủ. 
 Do đó Điện biên Phủ trở thành một điểm 
quyết đấu giửa Tân Tổng Tư Lệnh Pháp Henri Eugene 
Navarre cùng Tướng Việt Minh Vỏ Nguyên Giáp và 
các cố vấn Trung Quốc.. 

Sự tổn thất : ( Theo tài liệu của BCH Pháp )
Phía Quân Bộ Binh Pháp : Kể từ khởi đầu chiến dịch 20/11/1953 đến 7/5/1954 đến khi ĐBP thất
thủ tổng cộng số người được tăng cường đến ĐBP là 15,709 người đến sau ngày 7/5/1954 còn lại bị bắt
làm tù binh 11,721 người trong đó hết 4,436 người bị thương. :Phía VMCS cho phép Hồng Thập Tự di
tản 858 người bị thương nặng. 4 tháng sau, VMCS chỉ hoàn trả lại cho Pháp 3,290 người, hết 70% đã
chết trong trại tù CS.
( 10.998 prisoners, 7.708 dead or missing 3.290 survivors. )
* Về Không quân Pháp bị tổn thất :
- 48 phi cơ bị phá hủy ( 28 chiếc đang bay, 20 trên phi đạo )
- 167 phi cơ bị hư hại.., 2 trực thăng bị phá hủy.
- 15 chết, 33 bị bắt, 6 mất tích.
* Về Hải Quân Pháp tổn thất :
- 8 phi cơ bị phá hủy, 19 chiếc bị hư hại.
- 6 phi công tác chiến chết.
- 2 phi công bị bắt.
* Về phía Mỹ :
- 1 phi cơ C119 bị bắn rơi.
- 2 phi công chết và 1 bị thương nặng.
* Về phía VMCS. ước lượng khoảng 8,000 chết từ 15,000 đến 20,000 mất tích, có thể chết vì thương
tật không được chăm sóc. ( theo sự ước lượng của người Pháp)
* Tù binh
Theo Jane Hamilton-Merritt thì vào ngày 8 tháng 3, sau khi Việt Minh kiểm tra số tù binh thì có
11.721 binh lính quân đội Liên hiệp Pháp đã bị bắt (bằng 1/3 số tù binh bị bắt trong cả cuộc chiến), trong
đó 4.436 người đã bị thương. Trong số người bị bắt làm tù binh có 3.290 người (phần lớn mang quốc tịch
Pháp) được trả tự do. Có những người Hmông bị những người Cộng sản Việt Nam bắt giữ từ năm 1954
cho tới tận 25 năm sau, năm 1979 khi Trung Quốc có chiến tranh với Việt Nam mới được trả tự do, chẳng
hạn như Yang Mi Cha bị Việt Minh bắt giữ khi ông ta đang phòng thủ Sở chỉ huy Điện Biên Phủ.
(Sưu tầm tham khảo)



http://www.studentkgu.vn/news/eventdetail/id_1782/sec_5/
Sau chuyến đi Điện Biên dịp lễ hội Hoa Ban kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi trở về ghé thăm Cổ Thành Quảng Trị vào buổi giữa trưa tháng nơi đây đang mưa phùn giá lạnh.


Gần 7 vạn thanh niên Việt chết trong trân giành Cổ Thành Quảng Trị !! Ôi tổng cộng 64 ngàn con em 2 miền Nam Bắc Việt Nam !!

Theo số liệu đã công bố tại mít tinh kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Quảng Trị (01.05.1972- 01.05.2012) trên toàn bộ chiến trường Quảng Trị trong năm 1972 Quân đội nhân Việt Nam đã tiêu diệt 26.000 quân của quân đội của chính quyền Sài Gòn. Quân đội nhân dân Việt Nam bị thiệt hại 36.000 quân.
Sau 81 ngày đêm chiếm giữ Thành Cổ và thị xã Quảng Trị, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bị tổn thất nặng. Riêng Trung đoàn Triệu Hải (Trung đoàn 27 Mặt trận B5) với hơn 1.500 quân cố thủ trong Cổ Thành đã bị thương vong gần như toàn bộ tại trận địa, chỉ còn chưa đến 1 tiểu đội thoát ra ngoài vào đêm 15.9.1972. Chi tiết về trung đoàn này cũng đã được phóng viên Báo Tuổi trẻ ghi lại theo lời kể của một cựu chiến binh (một trong chưa đến chục người sống sót của trung đoàn này) qua bài ký đăng trong số báo ra ngày 26 tháng 7/1998, có đoạn: “Tết năm 1968, ngay sau khi trung đoàn được thành lập ở miền Bắc, một tháng sau trung đoàn này có mặt tại Quảng Trị. Từ đấy cho đến năm 1972, Quảng Trị đã trở thành chiến trường của trung đoàn 27, và ở đây, họ mang một cái tên mới: Trung đoàn Triệu Hải (tên của hai huyện đồng bằng Quảng Trị ghép lại)... Phải đến bây giờ, chúng ta mới được nghe cả một trung đoàn vào giữ Thành Cổ, lúc rút ra còn chưa đến một tiểu đội”.

Ngoài Trung đoàn Triệu Hải (Mặt trận B5) gần như bị xóa sổ, Trung đoàn 48 B thuộc Sư đoàn 320B - đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã, cũng đã bị thiệt hại hơn 80% quân số.

Về phía Quân lực Việt Nam cộng hòa, tuy tái chiếm được thành cổ nhưng cũng phải trả giá rất đắt. Kế hoạch chiếm thị xã trước ngày 13/7 để mặc cả tại Hội nghị Paris không thực hiện được mà còn phải mất gấp 5 lần thời gian định trước. Để chiếm lại thành cổ, chỉ riêng Sư đoàn Thủy quân Lục chiến có 3.658 binh sĩ tử trận, chiếm 25% tổng quân số (tổng thương vong là hơn 5.000 chiếm 38% quân số). Các đơn vị thuộc Sư đoàn Dù và các đơn vị khác cũng chịu thiệt hại nặng tương đương.

Thiệt hại rất lớn của các đơn vị tinh nhuệ này khiến Quân lực Việt Nam cộng hòa không đủ sức tấn công tiếp ra phía bắc. Các chiến dịch Lam Sơn 72A và các cuộc hành quân "Sóng thần" để tái chiếm bờ bắc sông Thạch Hãn và đánh chiếm Cửa Việt đã bị thất bại.






...
81 ngày đêm máu lửa đã diễn ra…Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương chưa có nơi nào chiến sự diễn ra ác liệt và bi tráng như tại Thành Cổ Quảng Trị năm 1972!

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Mậu Thân đợt 2

Mậu Thân đợt 2
Hình trên từ http://tennguoidepnhat.net/2012/12/23/lau-nam-goc-lan-tranh-va-giau-diem/
Nhìn cảnh tượng trên hình tan hoang đổ nát thế đấy nhưng vẫn còn có thể sửa sang lại, mót mái lại vài thứ, chứ còn ở quê tôi sau Mậu Thân đợt 2, cái xóm nhỏ ấp 5 xã Tân Thạnh Đông chẳng còn thứ gì là nguyên vẹn. Nhà và người, đất và cây cối, gia súc và cỏ ...không còn gì cả !!. Trong xóm không còn mô đất nào cao cỡ 1 mét trở lên chứ đừng nói chi đến nhà. Mặt đất không còn mét vuông nào nguyên vẹn. Bom đìa 500 cân từ phi đội F105 của không quân Mỹ chỉ 1 trái ném trúng cái nền nhà của bà Tám Lít sâu hoắm, mái tôn lợp lại tạm sau đợt 1 bay tứ táng, rách bươm. Góc rào bà Tám Tre bị mấy quả bom lân tinh (bom lửa) đốt cháy sạch. Trước nhà, sau nhà, mảnh vườn, hàng cây dâm bụt, hàng tầm vông, vườn mít, dậu tre, chuồng trâu, chuồng bò, chuồng heo ...tất cả đều tan nát mất dấu sau đợt 2 khủng khiếp này. Mỗi nền nhà chỉ còn đống tro tàn còn ngúng khói ! Còn người thì sao? Tan tác vô vọng, vùi dập cháy tiêu trong những ngôi nhà cháy thành tro. Xác người còn trong đó. Người tan tác như chim hoảng loạn bay tứ tung bốn phương và lai rai tìm về nơi hoang tàn đổ nát ngập tràn đau thương, tiếng khóc, nước mắt và ngông nghênh lang thang đó đây...!!
Chiều hôm đó, tôi trở về làng. Gọi là làng chỉ có trong tiềm thức, trong trí nhớ, trong thương cảm, chứ thực ra không còn lại bao người. Con heo may mắn nhưng chủ của nó chết mất rồi, nó bị đói mấy hôm. Nó đang nhá lấy nhá để miếng ăn một cách ngấu nghiến. Tôi men đến xem nó ăn gì. Kinh quá! một bàn tay người sình chương biến màu xám xịt....Chuồng trâu cũng mất dạng, xác mấy con trâu sình bốc một mùi lợm giọng. Cái mùi chết chóc trộn lẫn trong không gian toàn những thứ mùi khét thuộc nổ bom đạm, mùi lân tinh của bom xăng, mùi mũ của cây xanh bị phạt ngang, phạt dọc, mùi xác người, xác động vật, mùi đất cháy...

Tôi bắt đầu cuộc sống đi ăn mày! Thực sự tôi là kẻ ăn xin. Tôi không xin ai, nhưng những người còn sống còn cái ăn cho tôi ăn. Thức ăn đối với tôi lúc ấy như sỏi đá. Đưa thức ăn vào miệng như một quán tính vô hồn.Tôi ăn như cái cối xay bị động.
Bây giờ là 12 giờ đêm, tôi gục xuống bàn phím và không còn biết viết gì nữa cả....
Đêm không ngủ. Sáng ra. Cũng giống như buổi sáng hôm nay, trời đất bình yên, đôi chim sẻ liện xuống mặt đất đảo mắt gấp vội mấy hạt gạo cúng cô hồn nhà ai rãi ra. Nó bay vèo lên bầu trời bình yên. Thế mà buổi sáng năm ấy, không gian phẳng lặng như tờ. Khói vẫn còn lơ thơ mang theo vong linh những con người vô tội siêu thăng về nơi nào không biết được. Xác thịt họ còn vương vãi khắp đâu đây. Dọc theo hàng tầm vông nhà bà tám Lít, nhiều nấm đất chôn vội những chiến sĩ trinh sát tiền tiêu hi sinh. Thế là mấy ngày qua, ngôi mộ ấy đất nứt ra, bốc mùi mà chưa có người bồi thêm đất ! Nhiều nhà dân thường mới vừa chắp vá tạm cũng chẳng còn gì. Số người sống sót không còn nhiều và họ đã đi khỏi nơi này mà chưa biết bao giờ trở lại. Chiến địa như quang cảnh sau sóng thần Nhật Bản, sau hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki, sau trận động đất sóng thần ỏ Indonesia, sau trận động đất ở Chile, ở Tây Tạng Trung Quốc...Thiên tai cũng để lại những dấu ấn khủng khiếp giống như chiến tranh.
Thế mà giờ đây, chiến tranh vẫn chực chờ đâu đó trên thế giới này. Có một hệ quả là người dân vô tội hứng chịu cảnh tàn phá chết chóc mất mát.
Còn những kẻ cần đầu guồng máy chiến tranh có mấy đứa suy suyển đâu mà chúng lo sợ. Thế đấy. Cho nên là người dân thường không ai mong chiến tranh bao giờ.
Nhưng họ chấp nhận và đương đầu để bảo vệ đất nước bằng mọi giá...