Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012


01/Một người bị tai nạn. Một thân xác bị gông cùm. Một con người bị đau khổ vì tình duyên lận đận. Một cảnh nhà bị khánh tận trong làm ăn v.v...nhìn chung là bất hạnh trong cuộc sống đời thường, khiến cho thân xác họ đau đớn, tâm hồn họ bị dày xéo. Tất cả thân và tâm của con người ấy nhà Phật gọi là do NGHIỆP của họ. Nghiệp của họ là hậu quả của kiếp trước của họ, hoặc có thể là hiện kiếp họ đã tạo ra quả ác.
Tuy nhiên, nhìn kỹ vào nguồn gốc khổ đau chúng ta không thể chỉ nói do "nghiệp báo" mà phải nhìn ở khía cạnh nhân bản hơn. Hệ quả riêng lẻ ở mỗi á thể khổ đau ấy nếu phân tích từng hoàn cảnh ta mới thấy hầu hết là do chính loài người tạo ra cho loài người.
Trong đó phải kể đến kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Người giàu bóc lột người nghèo. Người có quyền lực thâm độc với kẻ yếu thế. Kẻ đầy quyền lực trấn lột toàn bộ những của cải mà thiên nhiên để cho con người cùng sống. Lòng tham và sự độc ác của con người có phải là nghiệp của nạn nhân hay sao?
Nhà nước có trách nhiệm tổ chức xây dựng phát triển đất nước để con dân có đời sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi chủ hộ phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình là con cái để có cuộc sống không phải nghèo đói. Các tổ chức xã hội không chỉ giáo dục đạo đức loài người mà còn phải tạo điều kiện gắn kết tương thân tương ái giữa chúng sinh với nhau.
Mạnh ai nấy sống là thãm họa của loài người. Trong cộng đồng mạnh được yếu thua không khác nào cảnh tượng động vật hoang dã châu Phi luôn là nỗi ám ảnh lớn trong tôi giữa thế kỷ gọi là 21 này.