Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Giao trứng cho...ác


Nhận đất trồng rừng để... phá rừng
Chủ nhật, 27/05/2012, 23:53 (GMT+7)
Trong những năm qua, tỉnh Đắc Nông giao nhiều rừng cho các doanh nghiệp (DN) để trồng rừng, nhưng thực tế, rừng không được trồng thêm mà còn bị phá tan nát. Từ đó, người dân bức xúc, cũng chạy đua với doanh nghiệp phá rừng lấy đất và tranh chấp quyết liệt với DN trong vùng dự án. Xã Đắc Ngo (huyện Tuy Đức) là một trong những điểm nóng như thế.
Dân di cư tự do ở xã Đắk Ngo chặt phá rừng tại các dự án trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín.
  • Mất rừng hàng loạt
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Quảng Tín (trước đây là Lâm trường Quảng Tín, trụ sở đóng tại xã Đắc Ngo) được tỉnh Đắc Nông giao quản lý, bảo vệ hơn 9.880ha rừng tại 16 tiểu khu ở xã Đắc Ngo và xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức.
Trong thời gian qua, công ty này đã liên doanh liên kết trồng rừng với 9 DN, HTX, gồm các công ty: Hoàng Khang Thịnh, Lâm Phát Đạt, Lê Gia, Lưu Thảo Nguyên, Bảo Lâm, Đại Phát Lộc, Bảo Châu, HTX Hương Phú, HTX Hiệp Thành. Nhưng theo kết quả thanh tra mới đây của Thanh tra tỉnh Đắc Nông, hiện đã có hơn 1.000ha bị mất trong tổng số 1.700ha rừng liên doanh liên kết.

Trong khi người dân địa phương đang thiếu đất, tỉnh lại giao cho Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín, để rồi rừng không được trồng thêm, còn mất đi, điều đó đã làm người dân bức xúc.
Hậu quả, từ năm 2007 - 2010, có hơn 2.000ha bị các hộ dân di cư tự do từ các xã Đắc Nhau, Đường Mười, Bom Bo, Bình Minh của huyện Bù Đăng (Bình Phước) và các tỉnh, huyện khác đến cư trú bất hợp pháp tại xã Đắc Ngo và Quảng Trực đua nhau phá rừng, lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái phép với diện tích hơn 3.440ha. Đến tháng 4-2011, tỉnh Đắc Nông buộc phải tiến hành cưỡng chế, giải tỏa khoảng 754ha rừng bị lấn chiếm trái phép ở 4 tiểu khu (1521, 1525, 1537 và 1538) của xã Đắc Ngo.
Các dự án liên doanh liên kết trồng rừng giữa Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín và các DN, HTX khác đã bị dân di cư tự do ở xã Đắc Ngo tùy tiện chặt phá. Ảnh CÔNG HOAN
Giải tỏa xong, tỉnh đã giao diện tích trên cho Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín trồng lại rừng. Nhưng do thiếu vốn, công ty đã phó mặc các doanh nghiệp liên doanh liên kết, và rừng trồng lại không được bao nhiêu. Vì thế, lại xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn giữa DN và người dân.
Ông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắc Nông, cho biết: “Một số công ty liên doanh liên kết với Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín, như Công ty Hoàng Thiên và Lê Gia đã lợi dụng việc kiểm tra, xử lý vi phạm về rừng đưa băng nhóm xã hội đen, côn đồ uy hiếp các hộ dân lấn chiếm, xâm canh đất trái phép và chặt phá hoa màu (cà phê, điều và mì), đốt nhà của các hộ dân xâm canh, dẫn đến người dân bức xúc đi khiếu kiện”.
Tại các khu vực của DN Phạm Quốc, Công ty Hoàng Khang Thịnh, DN Đại Phát Lộc… cũng liên tục xảy ra tranh chấp. Công tác bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín yếu kém, không quản lý được diện tích rừng đã nhận. Một diện tích lớn rừng tự nhiên bị phá, lấn chiếm, trồng hoa màu và cây công nghiệp trái phép trong một thời gian dài mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Phía chính quyền xã Đắc Ngo cũng không quản lý được tình hình dân cư, để xảy ra tranh chấp căng thẳng tại các dự án ở địa phương.
  • Xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm
Việc sai phạm tại các dự án liên doanh liên kết trồng rừng giữa Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín và các DN, HTX đã rõ. Hiện cơ quan Thanh tra đã kiến nghị tỉnh có hình thức kỷ luật lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín (từ năm 2007 đến tháng 9-2011) vì buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng.
Đối với diện tích rừng bị chặt phá nghiêm trọng (hơn 1.000ha), phải truy cứu trách nhiệm hình sự ông Thân Văn Minh (Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín trong thời gian từ năm 2004 đến tháng 9-2010). Đề nghị chuyển hồ sơ vụ phá rừng sang Công an tỉnh để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với ông Thân Văn Hòa (Giám đốc đương nhiệm của công ty), đề nghị kiểm điểm trách nhiệm vì chưa chấp hành ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về trồng lại rừng trên đất được giải tỏa.

Thanh tra tỉnh cũng đề nghị kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh vì chưa tham mưu, đề xuất kịp thời (với UBND tỉnh) biện pháp xử lý những sai phạm của Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín. Kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo UBND xã Đắc Ngo, lãnh đạo UBND huyện Tuy Đức về trách nhiệm quản lý rừng và đất rừng, để dân phá rừng chiếm đất, mua bán trái phép gây mất an ninh và tạo thành điểm nóng tại xã Đắc Ngo. Thanh tra tỉnh cũng đề nghị tỉnh chỉ đạo Công ty Lâm nghiệp Quảng Tín thanh lý các hợp đồng liên doanh liên kết với các DN, HTX trước ngày 31-5. 
CÔNG HOAN

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Nhân tâm và đạo


03/05/2012 15:10  |  4 lượt xem
Con người được sinh ra từ sự giao hợp lưỡng cực âm dương và trong cơn quay say cuồng loạn giữa lưỡng cực hạt nhân bắn ra từ bùng nổ qua sự giao hợp sấm sét. Từ trong sấm sét, giông tố, những hạt bụi từ cơn mây mưa giữa 2 cực với một kết thúc qua quá trình giao hợp âm dương, hạt bụi ấy sau đó được kết tụ thành ngũ hành. Con người sinh ra từ ấy. Như vậy, coi như lưỡng nghi (âm-dương) sinh ra ngũ hành (kim-mộc-hỏa-thủy-thổ).
Có phải sau cơn mây mưa với kết thúc như một “Big Bang” trong vũ trụ mà giữa âm và  - dương nhân thế đã sinh ra con người. Sự hòa hợp âm dương đã  sản sinh  ra vô số thiên thạch, song có rất ít thiên thạch có khả năng tồn tại trong quá trình di chuyển. Vì thế, sự thụ tinh thực sự chỉ diễn ra lại phụ thuộc vào khả năng mà nhân âm cực có khả năng. Khả năng đón tiếp một hoặc nhiều bào tử để trong quá trình thực hiện giao tử (gọi là quá trình thụ thai) ở con người âm cực. Quy trình ấy tiếp diễn như một từ trường lưỡng cực, nó nhả ra và hút vào nếu khác cực. Người ta gọi là nhân. Nhân là người. Hạt nhân là con người. Con người là hạt nhân. Việc lập đi lập lại ấy sinh ra muôn kiếp là con người  Như vậy, sự hiện thân, tồn tại và phát triển động vật có cùng một quy luật. Đó là sự giao thoa giữa lưỡng nghi và sản phẩm lưỡng nghi có mặt trong tứ trụ này. Mà tứ trụ là vũ trụ, lấy thái dương hệ để định hướng gọi là Đông, Tây, Nam, Bắc.
Trái đất này được vũ trụ sinh ra từ lưỡng nghi?
Dưới con mắt của Đức Thế tôn cũng như các nhà khoa học từ cổ chí kim vũ trụ này chỉ là đám mây thiên thạch vô lượng vô hạn. Trong vô lượng thiên thạch ấy, chỉ có sự tương quan giữa mặt trời và mặt trăng bằng sự giao hợp của nó mới sinh ra con của nó là trái đất. Trong thái dương hệ như trong một gia đình. Người cha là mặt trời, người mẹ là mặt trăng. Sự giao hợp giữa 2 vì tinh tú ấy có khi gọi là nhật thực, có khi gọi là nguyệt thực. Sau lần giao thoa giữa lưỡng cực trái đất được sinh ra. Nhà khoa học cho rằng trái đất là một nham thạch được bắn ra từ sự quay cuồng của mặt trời. Như vậy, trái đất là tinh khí của mặt trời. Và sự sống của trái đất sẽ không có được nếu tinh khí ấy không được sự định vị từ bào thai của mặt trăng. Và chính mặt trăng luôn quay quanh trái đất, chăm sóc, bảo dưỡng nó như mẹ với con. Còn mặt trời thì sau khi thực hiện “Big Bang” thì nhiệm vụ  tiếp theo là định hướng cho trái đất và mặt trăng xoay quanh nó như sự sum hợp của một gia đình có cha, mẹ và 1 con. Chính quy luật hệ mặt trời, mặt trăng và trái đất mà khoa học tìm ra đó là quy luật liên hệ xoay quanh nhau và tự xoay quanh cá thể. Trong đó, chỉ có mặt trời là định vị. Việc mặt trăng xoay quanh trái đất, trái đất quay quanh mặt trời và chỉ có trong thái dương hệ này, song hệ này lại nằm trong vũ trụ hệ, tức là tất cả cùng xoay như trong dãy ngân hà mà chúng ta thấy vào đêm tối trời.
Như vậy, sở dỉ trái đất có sự sống là nhờ cái nhân của mặt trời sau khi bắn ra và được mặt trăng đùm bọc trái nuôi dưỡng như mẹ và con. Sự sống được thể hiện trong sự quan hệ ấy. Do trái đất có đủ “ngũ hành” nhờ quá trình kết hợp giữa mặt trời và mặt trăng mà nó có sự sống. Sự sống có được người ta gọi là ngũ hành. Ngũ hành là đất, gió, lửa, nước, cây. Tất cả phối kết nhau tạo nên sự sống cho vạn vật. Ngũ hành là tế bào sống trong mọi sự vật và hiện tượng. Vì trái đất là sản phẩm của thái dương hệ được sinh ra từ ngũ hành giao hòa gữa hai vì tinh tú lớn nhất trong thái dương hệ là mặt trời và mặt trăng và sự phụ thuộc, tương tác của nó sẽ vô cùng bình thường nếu trái đất tỏ ra ngoan hiền dễ dạy thì bậc cha mẹ sẽ hạnh phúc và ban phước lành. Ngược lại loài người bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân, bất đạo lý sẽ dẫn đến sự thịnh nộ của cha mặt trời và mẹ mặt trăng. Hình phạt sẽ xảy ra cho đứa con ngỗ nghịch là việc phải có. Đó là hậu quả thiên nhiên sẽ ập đến cho vạn vật như trở một bàn tay định mệnh tát vào má đứa trẻ ngỗ ngáo. Trong sự trừng phạt ấy nhân loại sẽ gánh chịu hậu quả trước tiên.
Thái dương là một hệ trong vũ trụ.
Thái dương hệ nằm trong vũ trụ không bao giờ tĩnh, nên nó cũng luôn biến chuyển không ngừng. Giả sử một khi vũ trụ ngừng vòng xoáy thì tất cả sẽ là vô định. Nhưng mọi sự vật và hiện tượng đều có chung 1 quy luật đó là vô thường “sinh-trụ-diệt”. Tuy nhiên, mỗi thứ đều có 1 thời khắc nhất định chỉ riêng cho mỗi thứ mà ta gọi là thời gian. “Cỗ máy thời gian” là huyền vi nó định thời khắc cho từng sự vật và hiện tượng. Nó giống như bộ máy chiếc đồng hồ chạy bằng nhiều bánh răng. Mỗi một sự vật đều có riêng vòng xoay và tuổi thọ cá biệt.
Quy luật  chung nhất trong sự vận hành vạn vật?
Vạn vật vận hành theo một quy luật chung nhất. Trong vạn vật có cái toàn dương, có cái toàn âm, có cái chứa lưỡng cực. Chỉ có cái chứa lưỡng cực là được cấu tạo đủ ngũ hành. Để chúng ta dễ hình dung, hiện tượng vũ trụ được miêu tả như một động tác như sau:
Cho lượng nước vào chiếc thùng hình viên trụ. Nhỏ vào đấy một giọt dầu, xong dung que khuấy tròn. Khi ấy xảy ra gì? Dòng nước khi bị khuấy tròn, sẽ làm cho hạt dầu bắn ra (big bang) vô lượng hạt. Vô lượng hạt này bị cuốn theo dòng tròn và tự mỗi hạt dầu cũng tự xoay quanh trục của nó. Tất cả hành tinh dầu này xoáy quanh ống nước giữa thùng nước  Ống nước càng sâu nếu lực quay càng lớn đồng nghĩa với tốc độ từng hạt dầu. Lúc này ta gọi những hạt dầu là những hành tinh. Đám dầu quay trong nước, hình ảnh ấy gọi là dãy ngân hà trong vũ trụ. Sự sống chỉ tiếp diễn một khi sự chuyển động tuần hoàn của vũ trụ còn lực xoay. Lực xoay này phụ thuộc vào động lực từ bàn tay tự nhiên vô hình mà không ai kể cả các nhà khoa học có thể giải thích được.
Bàn tay vô hình đang khấy động vũ trụ là tự nhiên trong thiên nhiên. Trong tự nhiên không ai thấy được bàn tay ấy. Nó vô hình vì nó là gió. Thế gian gọi nó là gió. Trong nhân gian nó được hình thành từ “tham”. Trong nhân gian tham là gì? Đó là sự ham muốn. Trong mỗi con người nó được gọi là “muốn”. Muốn được hình thành từ ý. Ý được sinh ra từ ngũ hành, bị ngũ hành xui khiến cũng chỉ vì do sự chuyển động vũ trụ, sự tranh chấp, tranh sống từ con người, giữa con người với con người, giữa bộ tộc, giữa quốc gia, giữa khối, giữa phe này, giữa chủ nghĩa này với chủ nghĩa khác. Đó là giữa ý thức hệ này với ý thức hệ khác. Sự dấu tranh sinh tồn để ngoi lên trên không phải tự nó mà do bàn tay vô hình mà ta không nhận thấy được bằng mắt (long tham) nó va đạp nhau để ngoi lên trên tìm sự sống. Nhưng tất cả đều bị xoay vòng xoay quanh cái hố sâu giữa trung tâm vũ trụ. Cái hố sâu ấy, là cái “hố đen” vũ trụ. Nó sẽ nuốt chững tất cả hành tinh nào gần nó. Tốc độ xoay quanh hố đen càng nhanh nếu hành tinh nào càng gần hố đen.
Trong cơn cuồng xoay ấy của từng hành tinh, nếu có chúng sanh nào được “sinh – trụ” trên hành tinh ấy cũng bị xoay cuồng. Trong cơn xoay vòng theo con đường dạng elip (vòng xoắn) có thể có hành tinh bị nuốt chửng vào lỗ đen, đồng thời cũng có hành tinh thoát ra, thoát lên, thoát xuống trong cái hố đen đang vận hành ở trung tâm vũ trụ . Hành tinh nào có sự sống, có chúng sinh cũng bị cuốn xoay, tự cuốn xoay vào lỗ đen tâm tối ấy.
Vũ trụ không có thiên đàng, niết bàn hay địa ngục mà chỉ có vô lượng hành tinh mà ta gọi là dãy ngân hà đang vận hành mà với mắt thường ta có thể thấy nó như đám mây hình xoắn ốc giữa không trung vào những đêm tối trời.
Trong vũ trụ, thái dương hệ là 1 nhóm thiểu số trong vô lượng tinh tú không gian;  trong đó có mặt trời, mặt trăng, trái đất là các hành tinh gần gũi với con người trên trái đất này nhát. Ba tinh tú này có quan hệ mật thiết với nhau từ muôn vạn kiếp. Đêm ba mươi trời không trăng,  ngước lên nhìn trong không giant a còn nhìn thấy dãy ngân hà với hình xoắn ốc tức là sự vận hành của vũ trụ còn tồn tại đồng nghĩa với sự sống của muôn loài chỉ riêng hành tinh này.
Người cổ trên hành tinh này đã từng đúc kết hiện tượng thế gian này bằng nhiều thuyết còn truyền lại để các nhà khoa học hiện đại tiếp tục nghiên cứu vũ trụ và sự sống của con người. Bát quái đồ sinh lưỡng nghi. Trong mỗi bát quái đồ đều có lưỡng cực. Mỗi cực đều tương đồng hình dạng nhưng trái ngược hình thể. Một cái có nhân phía dưới và ngược lại cái kia có nhân phía trên. Tuy nằm trong cùng bát quái đồ, song lưỡng cực này luôn tự vận động. Sự tương tranh, mâu thuẩn, đối kháng giữa 2 cực âm và dương luôn vận hành. Chúng vận động trong tư thế tranh chấp trong tứ trụ (4 hướng) song tại sao cho đến bây giờ sự mâu thuẩn ấy chưa dứt điểm, chưa phân chia thắng bại, chưa bị triệt tiêu 1 trong 2 cực ấy?
Làm 1 thí nghiệm: Cho 1 bịt đầy nước muối, 1 bịt đầy nước đường pha màu vào trong 1 cái bịt lớn hơn. Chúng tương tranh khi bị vận động. Nếu cái bịt này trồi lên, thì cái bịt kia bị đẩy xuống. Nhưng nếu 1 trong 2 cái bịt ấy bị rách tràn dung dịch ra trong cái bịt lớn thì cái bịt còn lại sẽ bị hẫng cuối cùng cũng bị triệt tiêu. Do vậy, trong sự vận động đối kháng, nếu không có cái bịt bên ngoài bao che cho cả 2 thì kết quả tự nhiên sẽ diễn ra 1 hoặc cả 2 âm và dương bị triệt tiêu.
Vì thế, dù trong tương thân, nhưng lưỡng nghi luôn khắc kỵ. Song sự tồn tại cũa nó muôn đời chẳng phải do cái bịt bao bên ngoài nó không? Cái bịt bao bên ngoài trong bát quái gọi là cái “đồ”. Bởi vậy, ta gọi là bát quái đồ. Đồ là gì? Đồ là “đạo”. Đạo là cái đường, cái chân lý, cái lẻ phải, cái vị tha, cái bác ái, cái có vị trí luôn thượng tọa, đứng trên, kiểm soát, bao che, dung túng lưỡng cực.
Nếu trong bát quái không có đồ thì không còn bát quái đồ.
Nếu trong vũ trụ không có bàn tay vô hình thì không có lưỡng nghi
Trong thái dương hệ này không có đạo bao che điều chỉnh thì không còn mặt trời, mặt trăng và trái đất sẽ biến mất trong lỗ đen vũ trụ.
Đó là lấy bát quái đồ giải thích các hiện tượng về tự nhiên trong vũ trụ. Vì vạn vật có mối liên quan chung nhất nên có thể lấy hiện tượng chung nhất này mà lý giải cho mọi sự vật và hiện tượng đều có chung một phác đồ. Trong đó áp dụng cho xã hội này, trong mỗi gia đình và mỗi cá nhân đều chịu chung như thế cả. Quý vị sẽ tự suy diễn nhé.
Hiện nay, thế kỷ 21, khoa học càng phát triển song sự nghiên cứu về mối quan hệ nêu trên ngày càng mờ nhạt. Điều này dẫn đến sự đi ngược quy luật và hậu quả mà nhân loại đang và sẽ gánh chịu ngày càng khủng khiếp.
Sự tương quan giữa nhân sinh và ngũ hành
Theo kinh Địa Mẫu truyền rằng:
Thời sơ khai, khi các chơn linh mới được tạo ra từ lưỡng cực. Các chơn linh mang bản chất “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Do quá trình phát sinh nhu cầu tồn tại, chơn linh ngụp lặn trong bể khổ trần gian. Thấy xót xa cho những đứa con của mẹ, Mẫu mặt trăng sai thiên sứ hạ giới cứu khổ chúng sinh. Các thiên sứ khi đi quên chào hỏi thần Cù Lu Tôn nên ông ta mới sai 5 con quỹ theo xuống để phá hoại các thiên sứ và cả chơn linh. 5 con quỹ đó là: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ. 5 con quỹ có lúc vô hình, có lúc hữu hình phá hoại thiên mệnh của thiên sứ và phá hoại cả chơn linh không cho họ đủ năng lực sáng suốt để an lạc trong cõi ta bà mà cứ mãi mê ngụp lặn trong  biển trầm luân bởi ngu muội vì bị quỹ dữ cám dỗ xui khiến.
Cho đến bây giờ, thế giới này là thời kỳ hoàng kim hưng thịnh tức là nhu cầu bị cám dỗ càng lớn. Trong kinh Phật giáo hòa hão gọi thời sơ khai là thượng ngươn, thời hưng thịnh là trung ngươn và thời mạc vận là hạ ngươn. Thời kỳ hạ ngươn mà giáo phái Cao Đài cho rằng đạo của họ ra đời gọi là Đại đạo Tam kỳ phổ độ. Tức ra đời của đạo Cao Đài là nhằm phổ độ cho chúng sinh thời kỳ hạ ngươn. Thời kỳ hạ ngươn Cao Đài gọi là Tam Kỳ (thời kỳ thứ ba) dài hay ngắn phụ thuộc vào sự giác ngộ của chúng sinh. Nó càng ngắn lại ở thời kỳ hạ ngươn khi chúng sinh mất dần tính người. Loài quỹ dữ của Kim Mộc Hỏa Thủy Thổ thấm nhuần toàn bộ thân thể, linh hồn chúng sinh khiến họ ngụp lặn nơi trần gian mà Phật giáo gọi là cõi ta bà cũng là địa ngục. Chính sự cứu độ bất thành bởi  chúng sinh ngày càng hung bạo, côn đồ mà Phật giáo truyền pháp quy y ngũ giới cho phật tử chưa được toàn thể nhân loại chấp quy. Sự nghiêng lệch phần đông chúng sinh vào xu thế quỹ dữ cho nên chính cõi ta bà này vẫn là bể khổ dẫy đầy tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố.  Tính chất xấu xa, ích kỷ từ chúng sinh thể hiện qua khẩu, tâm, ý đẩy tất cả vào quan niệm vô thường. Vì khái niện vô thường có nghĩa là nay còn mai mất, tối để dép dưới giường, ngủ sáng biết có thức dậy được không mà mang đôi dép? Chính vô thường đã đẩy phần lớn những chúng sinh ăn xỗi ở thì càng độc ác tâm địa. 
Phật tại tâm – nếu tâm tích Phật.
Để cứu vớt từng chúng sinh cho cõi ta bà này thành niết bàn, Phật pháp khuyến nhũ ai cũng chết nhưng khi chết có người về cõi niết bàn an lạc còn nhiều kẻ bị đọa địa ngục a tỳ.
Phất pháp truyền rằng, khi chết cái nào của thổ hoàn lại thổ, của kim trả lại kim còn linh hồn là bất tử. Nhưng linh hồn sẽ về đâu là tùy vào nhân gian quyết định. Trong đó quy luật nhân quả buộc con người phải thanh toán song phẳng. Nghĩa là lúc sống chúng ta nợ ai, nợ cái gì thì phải trả đó là luật công bằng của nhân quả.
Vì thế, chúng sinh muốn thân tâm an lạc để linh hồn nhẹ tênh hướng về cõi cực lạc thì ít nhất trước khi ngưng thở, linh hồn ấy phải ở trong trạng thái thân xác tự toại nguyện ước và nợ nần thế gian. Hiện tượng này, người ta gọi là “ngậm cười nơi chín suối”. Trái lại sự tức tưởi, tham sân si …còn mang nặng thì linh hồn ấy phảng phất mãi trong cõi ta bà mà người ta gọi là hồn ma bong quế vậy.
Xét góc độ khoa học thì chấp nhận “sinh-trụ-diệt”. Nhưng khi con người chết đi thì còn để lại tiếng thơm, tiếng tốt cho trần gian còn thì ngược lại. Khoa học không cho rằng  hoặc chưa giải thích rõ có linh hồn hay không? Nhưng nhà ngoại cảm thì một mực cho rằng con người có linh hồn. Khoa học không bác bỏ nhưng chấp nhận con người ngoài ngủ quan (5 giác quan) còn có giác quan thứ 6. Vậy giác quan thứ sáu tức là linh hồn minh mẫn chỉ có ở người có đức độ, thông tuệ. Đức thế tôn là người trần mắt thịt nhưng khi tu đắc đạo thành chánh quả, nhập niết bàn thành Đức Phật A Di Đà Người đã thấy được tiền kiếp của tất cả, thấy tới hậu kiếp và thấy cả vũ trụ hằng hà sa số chư Phật, thấy vũ trụ vô lượng vì tinh tú….
Phật Giáo đản sanh cách nay 2556 năm, Thiên chúa giáo giáng sinh cách nay 2012 năm. Đó là 2 tôn giáo lớn tôn thờ người thật và con người đó trở thành đấng chí tôn vì suốt đời họ phấn đấu tu hạnh để cứu độ chúng sinh mà không quỹ dữ nào có khả năng khuynh loát được các Người. ự tôn thờ Người của các phật tử, giáo dân cũng chính là ở chỗ đó. Ở chỗ đức độ của người giác ngộ đạt đến mức hoàn thiện, không thể xiêu lòng trước mọi cám dỗ trần tục thì quỹ dữ không thể xâm nhập, điều khiển mình.
Chính đức Thế tôn đã dạy trong cõi ta bà có hằng hà sa số Phật. Tức là Người đã nhìn thấy trong cõi nhân gian rất nhiều Phật. Phật ngự trị  tại tâm. Tâm tích Phật. Tâm nào mới là tâm Phật? Tâm nào mới tích tánh Phật? Khi tâm có Phật tức là trong tâm ấy đang ở cõi niết bàn. Vậy niết bàn có trong cõi ta bà của những ai thân tâm an lạc. Muốn an lạc thì phải tu dưỡng thân khẩu ý cho trong sạch. Muốn đạt được an lạc phải đoạn cho được tham, sân, si, hỷ, nộ, ái , ố mà tự trung là lục dục, thất tình ở mỗi con người trong thiên hạ. 
Không chỉ Tây Phương là chốn đi về của con Phật.
Mà là trong cõi ta bà này, tâm thiện vẫn có tây phương. Nếu trong khoảnh khắc nào đấy trong cuộc sống đời thường ta không còn tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố mà trãi lòng ra tứ trụ với Từ - Bi – Hỷ - Xã thì chính lúc ấy cảnh niết bàn hiện đến với ta.
Lòng tham và nhu cầu vật chất nhân gian vô chừng, vô cùng, vô hạn, vô thường. Việc tu tập, tu hành không phải một sớm một chiều mà gột rữa sạch thói hư tật xấu. Cảnh niết bàn là trong từng giờ phút an lạc. Bởi vì, cõi vô thường trong đó không cho phép bất cứ ai dám tự tin rằng tâm mình không thay đổi trước hoàn cảnh, xã hội, thế giới, vũ trụ vì tất cả đều vô thường.
Phàm là người ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà cao cửa rộng, phương tiện sử dụng phục vụ nhu cầu hiện đại. Chính sự cám dỗ vô thường đã làm biết bao con người phải ngụp lặn trong bể khổ phấn đấu. Nhân gian sẳn sang chà đạp, xâu xé, gạt gẫm lẫn nhau, cướp bóc, trấn lột, hai nhau để giành phần hơn tất cả các nhu cầu. Phật pháp dạy chúng ta phải biết thương yêu nhau, gắn kết với nhau để chống lại loài quỹ dữ. Quỹ dữ đan xen lương dân. Chính vì có khi mắt thường ta không nhìn thấy, cho nên nó dễ thâm nhập vào thất khiếu, vào 48.000 lỗ chân long làm cho thân tâm ta không cưỡng lại được. Đoạn tuyệt tham sân si mới may ra cứu vãng chính mình và độ trì đồng loại để có một cộng đồng sức mạnh đủ sức ngăn làn song xăm lược của loài quỹ dữ.



Bình luận (2)  

Viết bình luận
  • Quảng Huệ Pro Tổng hợp từ nhiều nguồn
    15:15 03-05-12
  • Quảng Huệ Pro http://phunutoday.vn/anh-nong/201205/Hinh-anh-be-gai-di-dau-do-vat-boc-chay-o-do-2155024/?cp=14051537&page=1#album-photo
    ----
    Tại đây là 1 trong những chuyện không bình thường.
    09:25 16-05-12

  • Còn lại 5,000 ký tự